Tin bất động sản ngày 28/10: Hà Nội bổ sung thêm 2 dự án tái định cư phục vụ đường Vành đai 4

10:35 | 28/10/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản giảm; Bộ Tài chính phối hợp Bộ Xây dựng giám sát phát hành trái phiếu bất động sản; Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý 48 dự án vi phạm… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tin bất động sản ngày 27/10: TP HCM kiểm tra hoạt động 61 sàn giao dịch bất động sảnTin bất động sản ngày 27/10: TP HCM kiểm tra hoạt động 61 sàn giao dịch bất động sản
Tin bất động sản ngày 26/10: Đà Nẵng yêu cầu rà soát nhiều dự án được giao đất nhưng chậm triển khaiTin bất động sản ngày 26/10: Đà Nẵng yêu cầu rà soát nhiều dự án được giao đất nhưng chậm triển khai

Hà Nội bổ sung thêm 2 dự án tái định cư phục vụ đường Vành đai 4

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách phục vụ bồi dưỡng, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Tin bất động sản ngày 28/10: Hà Nội bổ sung thêm 2 dự án tái định cư phục vụ đường Vành đai 4
Hà Nội bổ sung thêm 2 dự án tái định cư phục vụ đường Vành đai 4/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, UBND TP duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Đan Phượng, bổ sung thêm 7 dự án với tổng diện tích 12,9 ha.

Trong đó, 2 dự án tái định cư phục vụ dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, gồm tái định cư khu Vụng xã Hạ Mỗ (0,53ha) và khu tái định cư Lò Ngói xã Hồng Hà (3,76 ha).

Trước đó, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc bổ sung một số cơ chế, chính sách phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Dự án đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn Hà Nội dài 58,2 km đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín. Ước tính diện tích đất cần giải phóng mặt bằng cho dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô qua Hà Nội khoảng 740 ha.

Hà Nội lên phương án bồi thường tái định cư cho khoảng 14.647 hộ và tái định cư cho 2.203 hộ, chuẩn bị 9 khu tái định cư quy mô khoảng 36,3 ha.

Về tiến độ hiện tại, Hà Nội đang triển khai công tác cắm mốc giới, dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2022. Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần của tuyến đường Vành đai 4, hoàn thành trong cuối năm 2022.

Dự án đặt mục tiêu khởi công trong năm 2023, tiến tới hoàn thành, đưa vào khác thác năm 2027.

Tuyến vành đai 4 - Vùng thủ đô có tổng chiều dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần. Dự án yêu cầu tổng mức kinh phí hơn 85.800 tỉ đồng.

Trong đó, Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 41.860 tỉ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 22.470 tỉ đồng (Hà Nội hơn 19.470 tỉ; Hưng Yên 1.000 tỉ; Bắc Ninh 2.000 tỉ).

Dự nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS giảm

Mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III/2022, trong đó có các thông tin về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 777.235 tỷ đồng (tính đến 30/6/2022 là 784.575 tỷ).

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 185.406 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23,85% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 42.193 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 37.151 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 35.802 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 56.403 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,25% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 143.452 tỷ đồng, chiếm 18,45% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 77.311 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,95% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 199.517 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Bộ Tài chính phối hợp Bộ Xây dựng giám sát phát hành trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu với khối lượng tương đối lớn. Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Xây dựng triển khai loạt giải pháp quản lý, giám sát để đảm bảo thị trường trái phiếu phát triển ổn định, bền vững.

Trong văn bản gửi tới Bộ Xây dựng về việc quản lý giám sát phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp kiểm tra, giám sát việc chào bán, giao dịch và cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu với khối lượng tương đối lớn. Để đảm bảo thị trường trái phiếu phát triển ổn định, bền vững cũng như hạn chế tình trạng doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu bằng mọi giá với lãi suất cao, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng tăng cường quản lý thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, minh bạch. Cụ thể, nghiên cứu bổ sung quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp bất động sản sau khi cấp phép xây dựng, đầu tư các dự án bất động sản; phối hợp quản lý giám sát và cảnh báo các doanh nghiệp bất động sản về rủi ro tăng trưởng nóng, qua đó hạn chế tình trạng doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu bằng mọi giá với lãi suất cao; thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về tình hình của thị trường bất động sản và các rủi ro để phối hợp trong quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý 48 dự án vi phạm

Mới đây, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum có chỉ đạo liên quan đến việc xử lý các vi phạm tại 48 dự án đầu tư trên địa bàn mà Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã thanh, kiểm tra.

Tin bất động sản ngày 28/10: Hà Nội bổ sung thêm 2 dự án tái định cư phục vụ đường Vành đai 4
Dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai chậm tiến độ thi công/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Dựa trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra 48 dự án, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công thương cùng các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ để xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý vi phạm các dự án; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên thực tế.

Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có liên quan căn cứ vào những hạn chế, vi phạm và trách nhiệm tại kết quả kiểm tra để chỉ đạo, chấn chỉnh, phê bình nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân có liên quan và có giải pháp khắc phục đối với các dự án, tránh để xảy ra các trường hợp vi phạm tương tự.

UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đồng thời, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ thực hiện cam kết triển khai và hoàn thành việc đầu tư dự án trên thực tế theo quyết định chủ trương đầu tư; trường hợp không thực hiện các nội dung cam kết, dự án đầu tư sẽ bị chấm dứt và không được bồi thường các chi phí đã thực hiện dự án.

Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã kiểm tra 48 dự án đầu tư trên địa bàn, xác định hàng loạt các sai phạm như: Dự án chậm tiến độ; chưa thực hiện việc ký quỹ bảo đảm; chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; chưa thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá về môi trường theo quy định thực hiện dự án đầu tư…

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)

vietinbank
ajinomoto