Thông báo cho hơn 349.000 ngư dân biết hướng di chuyển của bão Conson
![]() |
Hiện, số lượng tàu cá đang hoạt động ở khu vực nguy hiểm do bão Conson còn khá lớn. Ảnh: Bích Nguyên |
Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng phòng Cứu hộ cứu nạn BĐBP cho biết, đến sáng 9/9, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với chính quyền các địa phương, gia đình chủ tàu thuyền thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 71.500 tàu, thuyền/349.088 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, chủ động tránh, trú. Trong đó, có 497 tàu/4.104 người hoạt động ở khu vực Bắc biển Đông và quần đảo Hoàng Sa; 13.834 tàu/ 67.801 người hoạt động ở khu vực khác và 51.169 tàu/ 227.183 người neo đậu tại bến.
Đại tá Nguyễn Đình Hưng cho biết thêm, số phương tiện hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa chủ yếu là của các tỉnh Bình Định, Quảng Trị và Quảng Ngãi hiện đang di chuyển thoát khỏi hướng di chuyển của bão. Trong đó, một số tàu di chuyển xuống phía Nam, một số đi vào bờ. Các đơn vị BĐBP sẽ kiên quyết kêu gọi và tiếp tục yêu cầu các phương tiện di chuyển thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Đồng thời, tiếp tục đôn đốc các đơn vị khẩn trương thông báo, vận động số bà con hoạt động ven bờ vào bờ, không cho phương tiện ra khơi hoạt động ở vùng ảnh hưởng của bão Conson. Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão và duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện sẵn sàng xử lý khi có tình huống.
Bộ Tham mưu BĐBP đã có công điện chỉ đạo BĐBP các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, Hải đoàn 38 và 48 theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Conson. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển và các chủ lồng, bè, khu nuôi trồng thủy sản biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp.
Được biết, để ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tham mưu BĐBP đã có nhiều công điện chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị tổ chức ứng phó. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình, đặc biệt là địa chất và xác định được các vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập úng hoặc cháy nổ tại các vị trí đóng quân của đơn vị, lưu ý ở các vị trí bố trí tổ, chốt phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép trên biên giới, các tổ đội công tác địa bàn, các trạm kiểm soát... để nghiên cứu, dự báo sát với các tình huống có thể xảy ra.
Kịp thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, có phương án tổ chức chằng chống, gia cố, khắc phục hoặc di chuyển đến vị trí an toàn, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bảo đảm sớm phát hiện các dấu hiệu, nguy cơ ảnh hưởng, nhanh chóng xử lý có hiệu quả các tình huống theo phương án đã xác định.
Quá trình điều động, sử dụng lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, chỉ huy các đơn vị phải tổ chức quán triệt nhiệm vụ cụ thể, phân công người chỉ huy phụ trách, coi trọng yếu tố đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị bảo hộ đến từng cá nhân.
Khi địa bàn đóng quân dự báo có ảnh hưởng của mưa lớn, dông, lốc, áp thấp nhiệt đới, bão... chỉ huy đơn vị phải tính toán, quyết định việc di dời cán bộ, chiến sĩ đến nơi an toàn hoặc tạm rút các tổ, chốt về đơn vị; tạm dừng các hoạt động tuần tra trên biên giới hoặc huấn luyện và lao động tại đơn vị, tổ chức cho bộ đội vào nơi tránh trú an toàn.
![]() |
Các đơn vị BĐBP đã thông báo cho hơn 71.000 tàu thuyền biết hướng đi của bão Conson để chủ động tránh trú. Ảnh: Bích Nguyên |
Tuyệt đối không tránh trú tại các gầm cầu, cống, ven sông suối (dễ bị lũ quét, sạt lở) hoặc dưới gốc cây lớn (dễ bị đổ, sét đánh), không đi qua đập tràn dài hoặc đập tràn khi có nước chảy tràn trong lúc đầu nguồn đang có mưa, không vượt qua sông suối khi đang có mưa gió lớn hoặc có dòng nước chảy siết... Trong xử lý mọi tình huống, phải chú trọng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định ở từng địa phương.
Chủ động phối hợp và tham mưu cho địa phương kiểm tra, rà soát và kiên quyết di dời các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; tổ chức cắm biển cảnh báo, cử người canh gác để hướng dẫn nhân dân vòng tránh, không đi vào vùng nguy hiểm. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn.
Duy trì nghiêm túc các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực lực lượng, phương tiện và chế độ báo cáo; sẵn sàng tham gia xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Vân Anh
https://dulich.petrotimes.vn/
Theo bienphong.com.vn
- Mô hình nhà máy điện mặt trời nổi: Bước đột phá xanh cho nuôi trồng thủy sản
- VSOE 2024: Cơ hội kết nối với những chuyên gia hàng đầu về công trình ngoài khơi
- Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
- Bất chấp hạn hán, lợi nhuận của kênh đào Panama tăng mạnh
- Gia đình 3 người trôi dạt trên bè cá được cứu sống
- Nam Định- Thái Bình: Khẩn trương, gấp rút phòng chống siêu bão
- Nhà nông Nam Định: run rẩy đối mặt cơn bão lớn
- [Infographic] Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
- Cảng biển TP Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt
- Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng