Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu đưa khí từ Biển Đen lên bờ vào ngày 20/4
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Tập đoàn dầu khí Thổ Nhĩ Kỳ (TPAO) vừa thông báo hoàn thành đường ống dẫn khí tự nhiên từ Biển Đen vào bờ.
TPAO cho biết trong một tweet vào thứ Tư: “Việc lắp đặt các đường ống nối cơ sở năng lượng của chúng tôi ở Biển Đen với Cơ sở khí đốt trên bờ Sakarya đã được hoàn thành thành công”.
Quá trình vận chuyển khí đốt từ Biển Đen dự kiến sẽ bắt đầu sau một buổi lễ khai mạc vào ngày 20/4. Trong giai đoạn đầu, khoảng 10 triệu mét khối khí đốt ở Biển Đen dự kiến sẽ được vận chuyển mỗi ngày, trong khi cơ sở hạ tầng đã được thiết lập để con số này đạt đỉnh 40 triệu cm vào năm 2026.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào nhập khẩu để đáp ứng hầu hết nhu cầu năng lượng của quốc gia với hạ tầng nhập khẩu khí và khí hóa lỏng (LNG) đã được xây dựng.
Vào tháng 8 năm 2020, 320 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên đã được phát hiện trong giếng Tuna-1 ở Biển Đen, trở thành phát hiện khí đốt lớn nhất trong lịch sử của quốc gia này. Cho đến cuối năm 2022, tổng trữ lượng khí đốt của quốc gia này đạt 710 tỷ mét khối, với tổng giá trị đạt 1 nghìn tỷ USD.
Năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành khoan 94 giếng thăm dò và 56 giếng khai thác. Trong năm nay, chính phủ sẽ có 207 giếng với 134 trung tâm thăm dò và 73 trung tâm khai thác, theo tuyên bố trước đó của bộ trưởng năng lượng.
kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đỗ Khánh
-
Hội đồng Doanh nghiệp 4.0 Việt Nam: Hỗ trợ cùng nhau phát triển nhanh và bền vững
-
Tin bất động sản tuần qua: Yêu cầu thanh tra toàn diện việc phân lô, bán nền trái phép tại Bình Dương
-
Tin ngân hàng tuần qua: Phát hành gần 94.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu
-
Giá phân bón hôm nay 1/10: Kali Lào giảm
- Điện Kremlin: Chưa có kế hoạch tăng nguồn cung dầu thô để bù đắp lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu
- Ông lớn Saudi Aramco bước chân vào thị trường LNG quốc tế
- Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
- Dầu thô Mỹ thế chỗ sản lượng bị cắt giảm của OPEC+
- Nga đã né mức giá trần đối với dầu thô như thế nào?
- Nigeria muốn nâng sản lượng dầu lên 2,1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2024
- Indonesia với mục tiêu quay trở lại danh sách những nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới
- Qatar đẩy mạnh đầu tư dầu khí trong năm nay, giá trị dự án lên đến 20 tỷ USD
- Eni tìm đến Indonesia khi dịch chuyển khỏi khí đốt Nga
- Sản lượng dầu của Nga dự báo giảm nhẹ trong năm nay