Thị trường chứng khoán thế giới ngày 9/5: Cổ phiếu giảm đầu phiên, tập trung vào dữ liệu CPI và trần nợ công Mỹ

22:05 | 09/05/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ chịu áp lực vào thứ Ba (9/5), với cổ phiếu ngân hàng khu vực giảm giá, khi các nhà đầu tư sẵn sàng cho các báo cáo lạm phát quan trọng trong tuần và tiến triển về trần nợ công của Mỹ.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/5: Dow Jones tăng tốt nhất từ sau đợt phục hồi của AppleThị trường chứng khoán thế giới ngày 6/5: Dow Jones tăng tốt nhất từ sau đợt phục hồi của Apple
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 8/5: Chứng khoán Mỹ ít biến động đầu phiên, chờ dữ liệu CPIThị trường chứng khoán thế giới ngày 8/5: Chứng khoán Mỹ ít biến động đầu phiên, chờ dữ liệu CPI
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 9/5: Cổ phiếu giảm đầu phiên, tập trung vào dữ liệu CPI và trần nợ công Mỹ
Ảnh minh họa

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones giảm 25 điểm, tương đương 0,08%. S&P 500 lùi 0,4% và Nasdaq Composite giảm 0,5%.

Tổng thống Joe Biden sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy vào chiều thứ Ba lúc 4 giờ chiều. Cả hai bên đều cảnh báo rằng cuộc gặp chỉ đơn giản là một cơ hội để đối thoại, và khó có thể đạt được tiến triển dứt khoát về việc nâng trần nợ công.

Biden và McCarthy vẫn mâu thuẫn về lời cảnh báo của Chủ tịch Hạ viện rằng thỏa thuận nâng trần nợ phải gắn liền với việc cắt giảm chi tiêu. Vị tổng thống khẳng định việc tăng trần nợ là không thể thương lượng.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết trên CNBC vào chiều thứ Hai rằng việc không tăng trần nợ sẽ là một “thảm họa kinh tế” và các cơ quan quản lý không có bất kỳ chính sách nào nhằm hạn chế việc bán khống cổ phiếu ngân hàng khu vực.

Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, cho biết Phố Wall sẽ chưa cho thấy bất kỳ hướng đi rõ ràng nào cho đến có kết quả của cả 2 cuộc đàm phán về trần nợ công tại Nhà Trắng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

“Không ai nghi ngờ rằng căng thẳng ngân hàng sẽ không biến mất khi các điều kiện cho vay tiếp tục thắt chặt và yêu cầu dự trữ tăng lên, điều sẽ dẫn đến ít khoản vay hơn và làm nền kinh tế yếu đi”, ông nói.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi báo cáo CPI tháng 4 dự kiến công bố vào thứ Tư và chỉ số giá sản xuất (PPI) vào thứ Năm để biết dữ liệu mới nhất về xu hướng lạm phát.

Chứng khoán châu Á

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2.12% xuống 19.867,58 điểm, dẫn đầu mức giảm trong khu vực khi nhập khẩu của Trung Quốc giảm 1,4% và xuất khẩu tăng trưởng chậm lại ở mức 8,5%.

Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 1,1% và kết thúc ở mức 3.357,67 điểm sau khi đánh dấu mức cao nhất trong 10 tháng vào thứ Hai.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,01% lên 29.242,82 điểm nhờ cổ phiếu năng lượng và vật liệu cơ bản. Nhật Bản chứng kiến chi tiêu hộ gia đình giảm trong tháng 4 mặc dù các nhà kinh tế được Reuters khảo sát kỳ vọng sẽ có tăng trưởng.

kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đỗ Khánh