Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/5: Dow Jones tăng tốt nhất từ sau đợt phục hồi của Apple

07:40 | 07/05/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào thứ Sáu (5/5), với chỉ số Dow Jones đạt mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 6/1, khi cổ phiếu của Apple tăng mạnh sau kết quả kinh doanh khả quan và dữ liệu việc làm của Mỹ cho thấy thị trường lao động có khả năng phục hồi.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 4/5: Dow Jones tiếp tục rơi hơn 300 điểm đầu phiênThị trường chứng khoán thế giới ngày 4/5: Dow Jones tiếp tục rơi hơn 300 điểm đầu phiên
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 5/5: Dow Jones tăng 400 điểm khi các ngân hàng khu vực phục hồiThị trường chứng khoán thế giới ngày 5/5: Dow Jones tăng 400 điểm khi các ngân hàng khu vực phục hồi
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/5: Dow Jones có ngày tốt nhất kể từ 6/1 sau đợt phục hồi của Apple
Ảnh minh họa

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones tăng 546,64 điểm, tương đương 1,65%, lên 33.674,38 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 75,03 điểm, tương đương 1,85%, lên 4.136,25 điểm và Nasdaq Composite tăng 269,02 điểm, tương đương 2,25%, lên 12.235,41 điểm.

Chỉ số biến động Cboe ghi nhận mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ ngày 16/3.

Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones và S&P 500 vẫn ghi nhận mức giảm trong tuần, trong khi Nasdaq kết thúc tuần với mức tăng nhẹ.

Hỗ trợ đà tăng hôm thứ Sáu là các cổ phiếu ngân hàng khu vực sau đợt sụt giảm liên quan đến sự sụp đổ của Ngân hàng First Republic. Các nhà phân tích đã nâng hạng một số nhà bằng mà họ cho là đang ở mức quá bán.

PacWest Bancorp tăng 81,7% và Western Alliance Bancorp tăng 49,2%, trong khi chỉ số ngân hàng khu vực KBW tăng 4,7%.

Kết quả hàng quý của Apple cũng đem lại niềm vui cho các nhà đầu tư lo lắng về việc suy thoái kinh tế có thể xảy ra. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone đạt mức cao nhất trong khoảng 9 tháng sau khi tăng 4,7%, đánh dấu mức tăng phần trăm theo ngày lớn nhất kể từ tháng 11.

Cổ phiếu này có ảnh hưởng tích cực lớn nhất đến cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ.

Báo cáo của Bộ Lao động cho thấy tăng trưởng việc làm đã tăng nhanh trong tháng 4 và tiền lương tăng mạnh, cho thấy thị trường lao động vẫn vững chãi bất chấp những đợt tăng lãi suất gần đây từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Kristina Hooper, Trưởng chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco ở New York, cho biết: “Báo cáo việc làm nói về tình trạng của nền kinh tế Mỹ và những gì chúng ta thấy ngày hôm nay cho thấy nó ở vị trí tốt hơn dự kiến trước đây”.

Các nhà đầu tư đã lo lắng rằng việc tăng lãi suất cuối cùng có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

Vào thứ Tư, ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản như mong đợi, nhưng Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý rằng còn quá sớm để nói chắc chắn rằng chu kỳ tăng lãi suất đã kết thúc vì lạm phát vẫn là mối quan tâm chính.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy vào thứ Sáu, mức giảm ước tính trong thu nhập của S&P 500 trong quý đầu tiên ngày càng nhỏ hơn kể từ đầu mùa báo cáo và hiện chỉ ở mức 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Chứng khoán châu Á

Sau một tuần giao dịch rút ngắn bởi các ngày nghỉ lễ, chứng khoán Trung Quốc kết thúc trái chiều do dữ liệu sản xuất yếu kém một cách đáng ngạc nhiên đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Trong đó, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,34% lên 3.334,5 điểm.

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI) của Trung Quốc đã giảm xuống 49,2 trong tháng 4 từ mức 51,9 của tháng 3, đánh dấu mức thu hẹp lần đầu tiên kể từ tháng 12 sau khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách zero-Covid.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng trong 2 ngày đầu tuần, đóng cửa trong thời gian còn lại do kỳ nghỉ lễ quốc gia Tuần lễ vàng. Chỉ số Nikkei 225 tăng 1% trong tuần lên 29.157,95 điểm.

kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đỗ Khánh