Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/5: Dow Jones rơi 300 điểm đầu phiên do lo ngại về ngân hàng khu vực

22:18 | 11/05/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm đầu phiên thứ Năm (11/5) khi cổ phiếu của Disney chịu áp lực và những lo ngại xung quanh các ngân hàng khu vực vẫn tồn tại.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 9/5: Cổ phiếu giảm đầu phiên, tập trung vào dữ liệu CPI và trần nợ công MỹThị trường chứng khoán thế giới ngày 9/5: Cổ phiếu giảm đầu phiên, tập trung vào dữ liệu CPI và trần nợ công Mỹ
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/5: Nasdaq tăng sau khi lạm phát tháng 4 chậm lạiThị trường chứng khoán thế giới ngày 10/5: Nasdaq tăng sau khi lạm phát tháng 4 chậm lại
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/5: Dow Jones rơi 300 điểm đầu phiên do lo ngại về ngân hàng khu vực
Ảnh minh họa

Chứng khoán Mỹ

S&P 500 giảm 0,6% trong khi Nasdaq đã giảm 0,3% sau báo cáo lạm phát bán buôn thấp hơn dự kiến và thu nhập từ Disney. Chỉ số Dow Jones mất 378 điểm, tương đương 1,1%.

Cổ phiếu của Disney đã giảm hơn 5% sau khi gã khổng lồ truyền thông công bố kết quả quý II của năm tài chính. Mặc dù giá bán cao hơn giúp mảng phát trực tuyến (streaming) thu hẹp khoản lỗ, nhưng nó đã giáng một đòn mạnh vào tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng. Công ty cũng tuyên bố sẽ chịu các mức suy giảm từ 1,5 tỷ USD đến 1,8 tỷ USD khi loại bỏ nhiều nội dung hơn khỏi các nền tảng phát trực tuyến của mình.

Nỗi lo của nhà đầu tư về ngân hàng khu vực một lần nữa bùng lên. PacWest Bancorp, ngân hàng gặp khó khăn mới nhất được chú ý, cho biết trong tờ khai 10Q rằng tiền gửi đã giảm 9,5% vào tuần trước. Mặc dù PacWest nói thêm rằng ngân hàng có quyền truy cập vào 15 tỷ USD thanh khoản ngay lập tức, nếu cần, cổ phiếu của ngân hàng này vẫn tụt thêm 22% vào thứ Năm.

Dylan Kremer, đồng giám đốc đầu tư của Certuity cho biết: “Nhà đầu tư hiện đang tập trung vào cả bối cảnh kinh tế và tính thanh khoản cũng như những gì đang diễn ra so với lãi suất và lạm phát. [Tin tức] về PacWest được đưa ra khi tâm lý các nhà đầu tư vẫn còn mong manh từ cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực và sau đó là trần nợ quá cao”.

Chỉ số giá sản xuất (PPI), thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), chỉ tăng 0,2% trong tháng Tư. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones ước tính PPI tăng 0,3% trong tháng trước. Trước đó, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hôm thứ Tư cho thấy lạm phát tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, dưới mức kỳ vọng.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng 22.000 trong tuần kết thúc vào ngày 6/5 lên 264.000, Bộ Lao động cho biết hôm thứ Năm. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 30/10 năm 2021.

Theo Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, Phố Wall không hề bất ngờ với dữ liệu PPI và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Giá sản xuất dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi chuỗi cung ứng bình thường trở lại, trong khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á

Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương giao dịch trái chiều ngày thứ Tư khi Phố Wall chứng kiến sự phục hồi của ngành công nghệ sau khi CPI của Mỹ trong tháng 4 tăng ít hơn dự kiến.

Các nhà đầu tư ở châu Á chú ý đến dữ liệu lạm phát từ Trung Quốc trong tháng 4, tăng 0,1% và thấp hơn so với mức 0,4% được dự báo trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa giảm nhẹ 0,093% xuống 19.743,79 điểm. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 0,29%, đóng cửa ở mức 3.309,55 điểm.

Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng nhẹ 0,016% lên mức 29.126,72 điểm.

kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đỗ Khánh