Thị trường chứng khoán thế giới cuối tuần: Cổ phiếu không còn rẻ nữa

06:34 | 27/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Các chỉ số chứng khoán khép lại một tuần giảm điểm nữa trong tháng 2 ảm đạm, khi các nhà đầu tư tiếp tục tranh luận về hướng đi của nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Đó là một triển vọng hoàn toàn lộn xộn cho thị trường từ góc độ cơ bản, với lượng dữ liệu cho thấy cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 24/2: Chỉ số Mỹ hồi phục sau đợt bán tháoThị trường chứng khoán thế giới ngày 24/2: Chỉ số Mỹ hồi phục sau đợt bán tháo
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/2: Khép lại tuần tồi tệ nhất 2023Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/2: Khép lại tuần tồi tệ nhất 2023
Thị trường chứng khoán thế giới cuối tuần: Cổ phiếu không còn rẻ nữa
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Thông tin có thể được hiểu là tin tốt hay tin xấu, tùy thuộc vào khuynh hướng và khung thời gian của mỗi người - một nền kinh tế mạnh hơn bây giờ có thể đồng nghĩa với việc Fed thắt chặt hơn và sau này sẽ suy thoái tồi tệ hơn.

Ngày nay, sự lựa chọn là giữa việc làm nền kinh tế yếu đi để giúp giảm lạm phát nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, hoặc một nền kinh tế mạnh mẽ hơn buộc Fed phải thắt chặt hơn nữa để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, cả 2 phương án đều sẽ kéo giá tài sản xuống.

Những con số của tuần trước đã khiến các nhà đầu tư lo lắng về nhiều điều. Các chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) tăng cao hơn dự kiến, thu nhập và chi tiêu cá nhân tăng mạnh trong tháng 1, còn tâm lý người tiêu dùng cũng tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm. Cùng với đó, dữ liệu sáng thứ Sáu cho thấy lạm phát lõi (core inflation) tháng 1 nóng hơn dự kiến trong khi lạm phát lõi tháng 12 được điều chỉnh từ giảm thành tăng.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất điểm trong tuần thứ tư liên tiếp sau khi giảm 2,99%. Nasdaq Composite và S&P 500 cũng giảm lần lượt 3,33% và 2,67% trong tuần.

S&P 500 đã bùng nổ vào năm 2023, tăng gần 9% trong tháng 1 và ghi nhận mức tăng 17% từ mức thấp nhất vào giữa tháng 10. Điều đó trùng hợp với sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu khi các nhà giao dịch đặt cược vào việc tăng lãi suất sẽ kết thúc nhanh hơn.

Kể từ đó, số liệu việc làm và lạm phát trở nên nóng hơn, và lợi tức trái phiếu lại tiếp tục leo thang. S&P 500 đã giảm hơn 5% trong tháng 2, đóng cửa vào thứ Sáu ở mức 3.970 điểm, ngay trên mức trung bình 200 ngày của nó là khoảng 3.940 điểm - một mức kỹ thuật quan trọng có thể đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự trong một đợt phục hồi hoặc suy thoái. Lerner, một kỹ thuật viên thị trường cho biết, việc đâm thủng mức đó sẽ đặt mức hỗ trợ tiếp theo vào khoảng 3.800 điểm.

Xu hướng tăng kỹ thuật của lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm vẫn còn nguyên vẹn. Ở mức 3,95% vào thứ Sáu, nó đã hai lần thoát khỏi đường trung bình 200 ngày vào đầu năm 2023 và có thể sớm kiểm tra lại mức cao nhất trong tháng 10 là 4,23%. Điều đó sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực định giá đối với cổ phiếu.

Các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật dường như đồng ý rằng ở mức hiện tại, S&P 500 đơn giản là không hấp dẫn. Có thể định giá của các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn còn hấp dẫn khi chúng đang di chuyển trên đường trung bình 50 ngày.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh