Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/2: Khép lại tuần tồi tệ nhất 2023

07:58 | 26/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào thứ Sáu (24/2), ghi nhận hiệu suất theo tuần tồi tệ nhất trong năm do dữ liệu kinh tế mới làm dấy lên lo ngại về chính sách hạn chế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 23/2: Dow Jones tiếp tục giảm điểmThị trường chứng khoán thế giới ngày 23/2: Dow Jones tiếp tục giảm điểm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 24/2: Chỉ số Mỹ hồi phục sau đợt bán tháoThị trường chứng khoán thế giới ngày 24/2: Chỉ số Mỹ hồi phục sau đợt bán tháo
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/2: Khép lại tuần tồi tệ nhất 2023
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

S&P 500 giảm 42,28 điểm, tương đương 1,05%, xuống 3.970,04 điểm. Nasdaq Composite mất 195,46 điểm, tương đương 1,69%, xuống 11.394,94 điểm. Cùng lúc đó, chỉ số Dow Jones giảm 336,99 điểm, tương đương 1.02%, ở mức 32.816,92 điểm. Cả ba chỉ số đều giảm hơn 2% trong tuần và là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu năm.

Các chỉ số chính đã đi lên vào đầu năm 2023 khi nhiều nhà đầu tư đặt cược rằng lạm phát vừa phải có thể khiến Fed cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Tuy nhiên, triển vọng đã trở nên mờ mịt trong những tuần gần đây.

Sự nhiệt tình của các nhà đầu tư đã nhanh chóng suy yếu sau khi một loạt các báo cáo chỉ ra rằng Mỹ đang chứng kiến lạm phát cao hơn dự kiến và một nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt, khiến Fed tiếp tục có cơ hội duy trì các biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhằm giảm bớt áp lực về giá.

Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu của LPL Financial cho biết: “Thị trường đang điều chỉnh lại và thừa nhận rằng con đường hướng tới bình ổn giá đầy rẫy những trở ngại”.

Thêm vào những lo lắng đó vào thứ Sáu là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của tháng 1 vượt quá mong đợi của các nhà kinh tế. Chỉ số này đã tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nó được dự báo ở mức 4,4%.

Lợi suất trái phiếu kho bạc hai năm đã tăng lên 4,803% vào thứ Sáu, mức cao nhất kể từ năm 2007 sau khi dữ liệu lạm phát tăng cao được công bố. Lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm cũng tăng lên 3,948% vào thứ Sáu từ 3,879% hôm trước đó.

Hợp đồng tương lai quỹ liên bang vào thứ Sáu cho thấy các vụ cá cược nghiêng về việc ngân hàng trung ương sẽ đưa ra mức lãi suất cao hơn đáng kể so với mức hầu hết các nhà đầu tư dự kiến một tháng trước.

Tuy nhiên, với việc nền kinh tế tỏ ra vững chắc hơn khi đối mặt với lãi suất cao, một số nhà đầu tư ngày càng hy vọng rằng Fed có thể chế ngự lạm phát mà không gây ra quá nhiều thiệt hại kinh tế.

Thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 0,22% xuống 27.453,48 điểm trong tuần bất chấp các nhận định Dovish của ông Kazuo Ueda, người sẽ sớm trở thành thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng bị làm lu mờ bởi những lo ngại về tác động của các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Fed cũng như việc lạm phát trong nước gia tăng.

Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,34% lên 3.267,16 điểm sau ba tuần giảm tiên tiếp, với hy vọng về việc tăng cường các hỗ trợ pháp lý sẽ bù đắp những lo ngại về căng thẳng gia tăng tại Mỹ. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tụt 3,43% xuống 20.010,04 điểm khi sự trỗi dậy của đồng đô la làm tăng thêm mối lo về phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh