Thị trường chứng khoán thế giới ngày 24/2: Chỉ số Mỹ hồi phục sau đợt bán tháo

20:15 | 24/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi sau khi tiếp tục giảm điểm vào đầu phiên ngày thứ Năm (23/2), chấm dứt đợt bán tháo kéo dài nhiều ngày của chỉ số S&P 500 do những lo ngại về quỹ đạo của lãi suất.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 22/2: Dow Jones mất sạch đà tăng từ đầu nămThị trường chứng khoán thế giới ngày 22/2: Dow Jones mất sạch đà tăng từ đầu năm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 23/2: Dow Jones tiếp tục giảm điểmThị trường chứng khoán thế giới ngày 23/2: Dow Jones tiếp tục giảm điểm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 24/2: Chỉ số Mỹ hồi phục sau đợt bán tháo
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

S&P 500 tăng 21,27 điểm, tương đương 0,53%, lên 4.012,32 điểm, ngắt chuỗi giảm điểm dài nhất trong năm nay. Chỉ số Dow Jones tăng 108,82 điểm, tương đương 0,33%, lên 33.153,91 và Nasdaq Composite tăng 83,33 điểm, tương đương 0,72%, lên 11.590,4 điểm.

Những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất cao hơn dự kiến trước đây và duy trì chúng lâu hơn là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của thị trường và sự biến động giữa các loại tài sản.

Jonathan Corpina, đối tác quản lý cấp cao tại Meridian Equity Partners cho biết: “Chúng tôi chưa thấy một yếu tố nào có thể khiến thị trường này phục hồi. Chúng tôi vẫn đang băn khoăn giữa nhiều yếu tố và cố gắng nắm bắt thứ gì đó mà có thể sẽ trở thành chất xúc tác cho thị trường này”.

Biên bản cuộc họp gần đây nhất của Fed được công bố vào thứ Tư đã không mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng. Mặc dù biên bản cho thấy các ngân hàng trung ương ủng hộ việc nâng lãi suất thêm 1/4 điểm phần trăm trong cuộc họp trước, nhưng chúng cũng cho thấy rằng một số quan chức ủng hộ hoặc cũng sẽ đồng ý với mức tăng 0,5 điểm phần trăm cho cuộc họp tới đây.

Điều đó đã khiến cổ phiếu - và đặc biệt là cổ phiếu của các công ty công nghệ - dao động mạnh trong các khoảng thời gian của thứ Tư và thứ Năm khi các nhà giao dịch cố gắng xác định lãi suất tiếp theo sẽ đi về đâu.

Đến chiều thứ Năm, thị trường tương lai lãi suất cho thấy một số nhà đầu tư đang nhận định rằng biên bản của Fed mang nhiều tâm lý diều hâu hơn, dữ liệu do CME Group tổng hợp cho thấy. Các nhà giao dịch cho rằng tỉ lệ Fed có thể nâng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo là 27%, tăng từ mức chỉ 1,3% một tháng trước.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tin rằng khả năng Fed thực hiện tăng lãi suất 1/4 điểm phần trăm lần thứ hai liên tiếp là cao hơn, dữ liệu CME cho thấy.

Dữ liệu được công bố hôm thứ Năm cho thấy thị trường lao động vẫn còn ở mức căng thẳng lịch sử. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, đã giảm 3.000 xuống mức 192.000 vào tuần trước, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trước đại dịch năm 2019, theo dữ liệu của Bộ Lao động.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 3,879%, từ mức 3,922% hôm thứ Tư. Lợi suất hai năm, phản ánh sát hơn kỳ vọng lãi suất ngắn hạn, đã giảm xuống 4,691%, từ mức 4,697%.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào thứ Sáu (24/2) sau khi Phố Wall phá vỡ chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ tháng 12 với đà phục hồi khiêm tốn dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu công nghệ.

Nhật Bản báo cáo lạm phát cơ bản (core inflation) tăng mạnh nhất trong 41 năm vào tháng Giêng. Tuy nhiên, ứng cử viên cho chức thống đốc ngân hàng trung ương, nhà kinh tế học Kazuo Ueda, nói với các nhà lập pháp rằng ông ủng hộ việc giữ lãi suất của Nhật Bản gần bằng 0 để đảm bảo tăng trưởng ổn định. Chỉ số Nikkei 225 của Tokyo tăng 1,29% cuối ngày lên 27.453,48 điểm.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng mất 1,68% xuống 20.010,04 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm 0,62% xuống 3.267,16 điểm.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh