Thị trường carbon đạt kỷ lục, châu Âu thắt chặt các quy tắc ô nhiễm

14:03 | 08/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Giá giấy phép carbon của Liên minh châu Âu (EU) đã lần đầu tiên vượt quá 60 USD/tấn vào hôm 4/5, khiến các công ty thải carbon dioxide trong không khí phải thận trọng.
Thị trường carbon đạt kỷ lục, châu Âu thắt chặt các quy tắc ô nhiễm
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Chi phí ô nhiễm ở châu Âu đã tăng hơn 50% trong năm nay, báo hiệu rằng các chính sách khí hậu cần khắc nghiệt hơn, khu vực này cũng đang bắt đầu tạo ra sự khác biệt.

Hợp đồng tương lai trong thị trường carbon của khu vực châu Âu, thị trường lớn nhất thế giới này, lần đầu tiên vượt quá 60 USD/tấn vào hôm 4/5. Giá cả tăng cao khiến việc thải carbon dioxide vào không khí trở nên đắt đỏ hơn và buộc ngành công nghiệp phải tìm kiếm những cách sạch hơn để vận hành sản xuất.

Theo Ulf Ek - giám đốc đầu tư tại quỹ đầu cơ Northlander Commodity Advisors LLP của London cho biết: Đà tăng còn phải tiến xa hơn nữa. Ông hy vọng hợp đồng tương lai sẽ giao dịch cao tới 91 USD/tấn vào cuối năm nay, để đẩy mạnh động cơ bảo vệ môi trường.

Sự gia tăng về giá cả và những lo ngại của ngành về khả năng cạnh tranh của nó, đã sẵn sàng gây thêm căng thẳng cho các cuộc thảo luận chính trị về việc thực hiện “Thỏa thuận Xanh”, nhằm đạt được sự trung lập về khí hậu vào năm 2050 và tăng cường mục tiêu giảm phát thải năm 2030.

Một số công nghệ để cắt giảm lượng khí thải, như hydro được tạo ra mà không gây ô nhiễm, vẫn còn quá đắt đối với các nhà sản xuất thép và hóa chất. Nhưng việc tăng giá hơn nữa có thể thay đổi điều đó.

Giá carbon kỷ lục ở châu Âu sẽ củng cố ngân sách của Chính phủ. Các nhà lãnh đạo EU đang tranh luận về việc ban hành mục tiêu ô nhiễm nghiêm ngặt hơn trong thập kỷ tới tại một hội nghị thượng đỉnh bất thường ở Brussels, sẽ tổ chức vào ngày 23/5.

Vào ngày 14/7, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất một gói quy định nhằm ban hành mục tiêu mới, đến năm 2030 là cắt giảm ít nhất 55% khí nhà kính so với mức của năm 1990. Các quy tắc sẽ cần sự đồng ý của chính phủ các quốc gia và Nghị viện châu Âu để trở thành quy tắc ràng buộc.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trang Hoàng