Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam

03:07 | 04/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 15 nước và quy mô GDP tới 26.200 tỉ USD đã có hiệu lực từ 1/1/2022. Nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng thúc đẩy chuỗi giá trị và kinh tế Việt Nam.

Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Theo Bộ Công thương, RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam
Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam, https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Theo đó, RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.

RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Về kinh tế, RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực trong khu vực, thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại và tự do hóa đầu tư, nâng cao trình độ hội nhập kinh tế.

RCEP còn thúc đẩy việc khôi phục kinh tế, cũng như sự thịnh vượng lâu dài của khu vực. Với quy mô của một "siêu hiệp định", RCEP dự kiến giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với những cơ hội mở ra, Bộ Công thương cho rằng khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Thậm chí, với hiệp định này Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, RCEP được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực Việt Nam đang có lợi thế.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT), lợi thế lớn nhất là đơn giản hoá thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các nước ASEAN và 5 nước tham gia Hiệp định RCEP là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, NewZealand.

Lợi thế nữa là các nước tham gia RCEP gần như bao trùm chuỗi liên kết tạo ra sản phẩm nông sản từ nguyên liệu đầu vào, phân bón, canh tác, sơ chế, chế biến… đến xuất khẩu trong khối RCEP.

Có thể thấy, trong số các nước tham gia RCEP, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Trong đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt khoảng 8,47 tỷ USD năm 2021, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Hà Châu

sohuutritue.net.vn

vietinbank
ajinomoto