Sự ra đời của Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam

14:16 | 24/08/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ Công nghiệp nặng, và các bộ, ủy ban nhà nước khác về các vấn đề có liên quan theo theo mô hình liên hiệp xí nghiệp quốc doanh.
Tổng cục Dầu khí đã thành lập các trường đào tạo nào?Tổng cục Dầu khí đã thành lập các trường đào tạo nào?
Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam thành lập năm nào?Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam thành lập năm nào?
Liên đoàn Địa chất 36 được thành lập năm nào?Liên đoàn Địa chất 36 được thành lập năm nào?
Sự ra đời của Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Trong khi Quyết định số 154/HĐBT ngày 12/05/1990 về việc thành lập Liên đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam chưa kịp triển khai thực hiện thì chưa đầy hai tháng sau Hội đồng Bộ trưởng lại ban hành Quyết định số 250/HĐBT ngày 06/07/1990 về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.

Tổng công ty có trách nhiệm nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu, tổ chức tiêu thụ trên thị trường nội địa các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và quy chế hoạt động của Tổng Công ty và của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ban hành, chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ Công nghiệp nặng, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, ủy ban Nhà nước khác về các vấn đề có liên quan theo pháp luật hiện hành.

Mặc dù, Quyết định số 250-HĐBT đã xác định tên gọi mới là Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, chứ không phải là Liên đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam như trong Quyết định trước đây, nhưng về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam vẫn quy định áp dụng theo mô hình liên hiệp xí nghiệp quốc doanh.

Tuy các quyết định đã quy định rằng: Tổng công ty được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức làm công tác dầu khí thuộc Tổng cục Dầu khí cũ, Công ty Xuất nhập khẩu dầu khí (Petechim), Tổng công ty Xăng dầu và Công ty Dầu hoả thuộc Bộ Thương nghiệp, nhưng thực tế Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam chỉ bao gồm các đơn vị của Tổng cục Dầu khí cũ, mà không có ba đơn vị thuộc Bộ Thương nghiệp vì các công ty này không muốn sáp nhập vào Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đồng thời Bộ Thương nghiệp cũng có ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đồng ý là các Công ty này vẫn hoạt động độc lập trực thuộc Bộ Thương nghiệp.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Ngọc Hà