Số lượng doanh nghiệp bất động sản đóng cửa tăng hơn 40%

14:39 | 29/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Báo cáo từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023 doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn và đóng cửa với tỷ lệ tăng hơn 40%.
Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu nămHơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm
Doanh nghiệp bất động sản mong sớm được dỡ bỏ thủ tục dự ánDoanh nghiệp bất động sản mong sớm được dỡ bỏ thủ tục dự án

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực bất động sản đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm lần lượt 58,9% và 54,1%).

Trái lại, số lượng doanh nghiệp bất động sản rút lui khỏi thị trường đã có xu hướng tăng cao (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng cao nhất trong 17 lĩnh vực).

Số lượng doanh nghiệp bất động sản đóng cửa tăng hơn 40%
Số lượng doanh nghiệp bất động sản đóng cửa tăng hơn 40%/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trước đó, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020, lĩnh vực bất động sản đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng 44,8%.

Cục Đăng ký kinh doanh đánh giá, vốn kinh doanh là một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Thống kê cho thấy, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, số vốn đăng ký trung bình trên mỗi doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 9,3 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2017.

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm mức lãi suất 4 lần trong vòng 3 tháng, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức thấp. Đến ngày 15/6/2023, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,36% so với năm 2022, chưa đạt 1/4 mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm (khoảng 14-15%).

Theo Cục Đăng ký kinh doanh, nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng tín dụng chậm là doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tồn kho nhiều và phải giảm số lượng nhân viên lao động. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao đã dẫn đến tăng giá hàng hóa, trong khi sức mua trong nền kinh tế cả trong nước và quốc tế đều giảm, gây khó khăn về việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp và giảm nhu cầu vay vốn để sản xuất.

Một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn tài chính, không có kế hoạch kinh doanh khả thi và không đáp ứng được yêu cầu vay vốn từ ngân hàng. Ngoài ra, các nguồn vốn thị trường như trái phiếu, chứng khoán và thị trường bất động sản cũng đang khôi phục chậm chạp.

Mặc dù khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi. Trong tháng 6/2023, số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, trong tháng này, có 13.904 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 7.098 doanh nghiệp tái hoạt động (tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022).

Tổng cộng trong 6 tháng đầu năm 2023, có khoảng 100.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tương đương trung bình mỗi tháng có 16.600 doanh nghiệp rút khỏi. Con số này đã giảm so với mức trung bình của các tháng trong giai đoạn 5 tháng đầu năm 2023 (17.600 doanh nghiệp) và giai đoạn 4 tháng đầu năm 2023 (hơn 19.000 doanh nghiệp).

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng