Nhiệt điện, sắt thép và xi măng sẽ được ưu tiên phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính

20:25 | 25/07/2024

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trong giai đoạn đầu 2025- 2026, việc phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính (KNK) được thực hiện đối với các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng.
Nhiệt điện, sắt thép và xi măng sẽ được ưu tiên phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính
Sắt thép sẽ được ưu tiên phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính

3 lĩnh vực phát thải lớn được đề xuất

Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) Tăng Thế Cường cho biết, triển khai quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Điều 91, bảo vệ tầng ozone tại Điều 92, tổ chức và phát triển thị trường carbon tại Điều 139, ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 06 và bối cảnh quốc tế cũng như trong nước đặt ra những yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung một số điều để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Theo đề xuất của Bộ TN&MT tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone (sau đây gọi là Nghị định 06).

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi Điều 12 theo hướng phân kỳ thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2025-2026, đối tượng được phân bổ hạn ngạch phát thải KNK là các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép, cơ sở sản xuất xi măng.

Theo quy định, các cơ sở thuộc danh mục phải kiểm kê phát thải KNK do Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải cho giai đoạn 2026-2030. Tuy nhiên, hiện nay, một số cơ sở vẫn chưa cung cấp số liệu chi tiết để có căn cứ phân bổ hạn ngạch phát thải KNK.

Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã vận hành thị trường carbon cho thấy, trong giai đoạn đầu, Chính phủ chỉ phân bổ hạn ngạch cho những lĩnh vực phát thải lớn. Ngoài ra, EU đã bắt đầu áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhằm kiểm soát phát thải KNK và áp dụng mức thuế carbon đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU gồm: sắt thép, nhôm, xi măng, điện, hydro, phân bón. Hoa Kỳ cũng có kế hoạch áp dụng cơ chế áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (CBAM) đối với 8 mặt hàng có liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, các cơ sở có trách nhiệm nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần. Kết quả kiểm kê KNK là cơ sở để vận hành thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Vì vậy, thời điểm phân bổ hạn ngạch cần theo lộ trình phù hợp với thời điểm các cơ sở nộp báo cáo kiểm kê KNK.

Theo quy định hiện hành, Bộ TN&MT được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý lĩnh vực liên quan xây dựng, ban hành định mức phát thải KNK trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhằm xác định hạn ngạch để phân bổ cho các cơ sở dựa trên cường độ phát thải trên đơn vị sản phẩm.

Nhiệt điện, sắt thép và xi măng sẽ được ưu tiên phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính

Cho phép trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi Điều 12 theo hướng phân kỳ thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2025-2026, đối tượng được phân bổ hạn ngạch phát thải KNK là các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép, cơ sở sản xuất xi măng.

Bộ Công Thương đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất sắt thép.

Bộ Xây dựng đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng cơ sở sản xuất xi măng, gửi Bộ TN&MT trước ngày 31/10/2024.

Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải KNK kèm theo danh mục cơ sở dự kiến được phân bổ hạn ngạch phát thải KNK trước ngày 30/11/2024.

Căn cứ tổng hạn ngạch phát thải KNK được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ TN&MT phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở trước ngày 31/12/2024.

Tương tự, trong giai đoạn 2027-2028 và giai đoạn 2029-2030, các Bộ quản lý lĩnh vực đề xuất danh mục cơ sở được phân bổ hạn ngạch căn cứ vào danh mục cơ sở phải kiểm kê KNK, và lượng hạn ngạch phân bổ hằng năm cho từng cơ sở, gửi Bộ TN&MT.

Căn cứ tổng hạn ngạch phát thải KNK được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ TN&MT phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở trước ngày 31/12/2026 cho giai đoạn 2027-2028 và trước ngày 31/12/2028 cho giai đoạn 2029-2030.

Bộ TN&MT thu hồi hạn ngạch phát thải KNK của các cơ sở đã giải thể hoặc phá sản và thực hiện hủy bỏ trên hệ thống đăng ký quốc gia.

Phương pháp tính toán hạn ngạch phát thải KNK được ban hành kèm theo Nghị định này và áp dụng thống nhất cho các cơ sở thuộc cùng một lĩnh vực trong một giai đoạn.

Bộ quản lý lĩnh vực lựa chọn áp dụng phương pháp tính toán hạn ngạch phát thải KNK để xác định hạn ngạch phân bổ cho các cơ sở và công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/10 của năm thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải KNK theo giai đoạn.

Cơ sở được phân bổ hạn ngạch được phép trao đổi hạn ngạch KNK và tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon theo lộ trình quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Liên quan đến các quy định về tổ chức thị trường carbon, quản lý tín chỉ carbon trong nước, ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng phòng Kinh tế và Thông tin biến đổi khí hậu, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết, dự thảo sửa đổi đối tượng tham gia thị trường carbon; Bổ sung quy định về cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon; Bổ sung quy định về hệ thống đăng ký quốc gia. Đặc biệt, dư thảo đã bổ sung quy định về sàn giao dịch carbon; Sửa đổi quy định về hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải KNK và tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon…

PV

IEA khuyến nghị đầu tư 75 tỷ USD để giảm phát thải khí metanIEA khuyến nghị đầu tư 75 tỷ USD để giảm phát thải khí metan
Nhật Bản: Phát thải khí nhà kính giảm xuống mức kỷ lụcNhật Bản: Phát thải khí nhà kính giảm xuống mức kỷ lục
Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành nghị định về mua bán điện trực tiếp đối với năng lượng tái tạoChính phủ sẽ nghiên cứu ban hành nghị định về mua bán điện trực tiếp đối với năng lượng tái tạo

vietinbank