Liệu ngành giao thông vận tải có hoàn toàn “điện khí hóa” vào năm 2050?
![]() |
Cơ cấu năng lượng trong ngành giao thông vận tải sẽ phát triển như thế nào vào năm 2050?
Vào năm 2021, giao thông vận tải tiêu thụ 26% năng lượng đầu cuối trên toàn thế giới và 62% dầu toàn cầu. Gần 89% loại năng lượng tiêu thụ trong ngành đến từ dầu mỏ (khí tự nhiên chiếm 6%, nhiên liệu sinh học chiếm 4% và điện chiếm 1%).
Theo DNV, từ nay cho đến năm 2030, tỷ trọng tiêu thụ những loại năng lượng sau sẽ tăng trưởng mạnh mẽ: Khí đốt tự nhiên, điện và nhiên liệu sinh học. Dù vậy, “dầu vẫn sẽ đáp ứng 82% nhu cầu năng lượng trong ngành vận tải”.
Cũng theo công ty này, sau năm 2030, tỷ trọng điện có thể tăng nhiều hơn nữa, chiếm gần 1/4 cơ cấu năng lượng ngành vận tải vào năm 2050. Đến giữa thế kỷ 21, hơn 3/4 phương tiện trên toàn thế giới sẽ là xe điện (78%).
Theo dữ liệu mới nhất từ IEA, tính đến năm 2022, gần 14% xe ô tô hạng nhẹ mới được bán ra toàn thế giới là xe điện (100% hoặc hybrid).
Một quá trình chuyển dịch “quá chậm”
Dù vậy, trong báo cáo, DNV nhận định: “Mặc dù nhu cầu tiêu thụ dầu của ngành giao thông vận tải dự kiến sẽ giảm đi một nửa vào năm 2050, nhưng tốc độ chuyển dịch hiện tại vẫn còn quá chậm để có thể đạt được mục tiêu của Thỏa thuận chung về Biến đổi khí hậu Paris”. Từ đó, công ty này kêu gọi “đẩy nhanh tiến trình thay đổi, thông qua những dự án thí điểm và chuyển sang sử dụng năng lượng khác để thay thế”.
Na Uy đã vạch ra những lộ trình khác nhau cho những loại phương tiện giao thông khác nhau. Tuy điện có thể chiếm 1/3 tỷ trọng năng lượng tiêu thụ trong lĩnh vực vận tải đường bộ của năm 2050, nhưng đối với mảng vận tải hàng hải, tỷ trọng chỉ được giới hạn ở mức 4%. Lý do là vì, chỉ những tàu có lộ trình ngắn và những tàu lớn đang lưu trú tại cảng mới sử dụng điện. Hơn nữa, nhiên liệu có nguồn gốc từ hydrogen có thể chiếm một nửa nhu cầu năng lượng của lĩnh vực vận chuyển hàng hải vào năm 2050, những đối với hàng không, tỷ trọng có thể chỉ là 2%.
Báo cáo cho biết, hiện nay, hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa chiếm 1/4 lượng khí thải CO2 toàn cầu. DNV ước tính tỷ lệ này có thể tăng lên 30% trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2050 “vì phần lớn hệ thống giao thông vận tải sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch” (và giả sử những ngành khác đã khử carbon).
Đáng chú ý, DNV dự đoán rằng dịch vụ vận tải sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 thập kỷ tới, cùng với những dịch vụ khác. Từ nay cho đến năm 2050, số lượng phương tiện giao thông đường bộ sẽ tăng gấp đôi, còn lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng 130%. Mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu của ngành sẽ vẫn tương đối ổn định (+8,6% trong giai đoạn năm 2020 - 2050), “do đã đạt được hiệu quả trong việc điện khí hóa ngành giao thông vận tải”.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam