Lâm Đồng: Không có cơ sở xem xét cho tồn tại 20 công trình xây dựng không phép của Công ty Phương Nam
Vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này về việc góp ý kiến đối với đề nghị tiếp tục thực hiện dự án Mở rộng du lịch dã ngoại Đá Tiên của Công ty cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam.
![]() |
Danh thắng quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt bị xâm hại nghiêm trọng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, theo báo cáo của UBND phường 4, thành phố Đà Lạt thì 20 công trình bằng vật liệu nhẹ không có giấy phép xây dựng của Công ty đã xây dựng nằm trong hành lang bảo vệ I của di tích quốc gia. Tuy nhiên UBND phường 4 cũng chưa có hồ sơ kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng mặt bằng dự án Mở rộng điểm du lịch dã ngoại Đá Tiên đã được UBND tỉnh thỏa thuận tại văn bản số 7984/UBND-XD ngày 30/9/2020 thì không bố trí 20 hạng mục công trình xây dựng không có giấy phép nêu trên.
Việc Công ty Phương Nam đề nghị cho phép tồn tại 20 công trình xây dựng không có giấy phép thuộc hành lang bảo vệ I của di tích quốc gia và công trình thủy lợi hồ Tuyền Lâm, ngoài ranh đất được thuê của dự án là không có cơ sở để xem xét, giải quyết.
Hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng nêu trên của Công ty phải bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
Với các lý do trên, Sở Xây dựng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề xuất, kiến nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án theo đề nghị của Công ty sau khi Công ty hoàn thành khắc phục các sai phạm liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, cũng liên quan đến các sai phạm của Công ty Phương Nam tại dự án Khu du lịch sinh thái núi Voi, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết có 25 công trình vi phạm. Trong đó, đa số do người dân lấn chiếm để xây dựng nhà ở, công trình xây dựng không phép và công trình xây dựng không phép của Công ty.
Đến nay đã tổ chức cưỡng chế phá dỡ toàn bộ đối với 22 nhà ở, công trình; tổ chức vận động tự phá dỡ một phần công trình đối với 02 trường hợp; còn lại 1 công trình (lớp học tình thương) của Công ty hiện nay chưa tháo dỡ.
Từ thực tiễn nêu trên, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty khẩn trương thực hiện khắc phục các sai phạm, tồn tại tại 2 dự án nêu trên theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đồng thời, thực hiện việc đầu tư xây dựng theo Giấy chứng nhận đầu tư và quy hoạch đã được phê duyệt.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
- Tin nhanh bất động sản ngày 2/7: Yêu cầu di dời công trình tại dự án khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang
- Tin bất động sản ngày 1/7: Sau khi bị đình chỉ, Dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen sắp triển khai trở lại?
- Tin bất động sản ngày 30/6: Hà Nội thu hơn 3.100 nghìn tỉ đồng từ đấu giá đất
- Tin bất động sản ngày 29/6: Nguồn cung nhà phố, biệt thự tại TP HCM khan hiếm
- Tập đoàn T&T tài trợ kinh phí lập quy hoạch khu đô thị hơn 400ha tại Phú Yên
- Tin bất động sản ngày 28/6: Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh gần 100ha ở Quảng Ninh bỏ hoang, xuống cấp gây lãng phí
- Tin bất động sản ngày 27/6: TP HCM sẽ có thêm 10.000 căn hộ trong 6 tháng cuối năm
- Hà Nam: Công ty Việt Phát đăng ký thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng
- Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án Hà Nội Center Point của Hacinco
- Yêu cầu đánh thuế cao với người nhiều nhà đất, đầu cơ và đất bỏ hoang