Không có di chúc thì chia thừa kế như thế nào?

01:02 | 03/02/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Gia đình tôi xảy ra tranh chấp do không có di chúc giờ, phải chúc chia thừa kế như thế nào?
khong co di chuc thi chia thua ke nhu the naoNăm 2020: Văn phòng chia sẻ tiếp tục bùng nổ
khong co di chuc thi chia thua ke nhu the naoPhân chia di sản thừa kế đất của hộ gia đình thế nào?
khong co di chuc thi chia thua ke nhu the nao
Ảnh minh họa

Độc giả hỏi:

Ông bà nội tôi có 8 người con gồm 3 trai và 5 gái. Nhưng hiện nay chỉ còn lại 2 người con trai và 5 người con gái. Ông bà tôi đứng tên sổ đỏ nhưng do ông đã mất 10 năm trước và không để lại di chúc phân chia tài sản cho ai. Nay gia đình tôi xảy ra tranh chấp. Tôi muốn hỏi có phải chia đều phần cho vợ của bác đã mất không?

Luật sư trả lời:

Luật sư Tạ Quốc Cường, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Sự thật trả lời độc giả như sau:

Các trường hợp chia thừa kế không có di chúc

Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu không có di chúc thì việc thừa kế sẽ được thực hiện thừa kế theo pháp luật, cụ thể quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Những ai sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người sau sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật, cụ thể:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý:

  1. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  2. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì thì tài sản chung của ông bà bạn sẽ được chia đôi và ½ tài sản sẽ là di sản thừa kế và những người sau sẽ được hưởng 1 suất bằng nhau trong ½ di sản bao gồm: Bà bạn và 8 người con là những người thừa kế. Và vợ của bác bạn không thuộc hàng thừa kế nêu trên nên sẽ không được hưởng di sản mà ông bạn để lại.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư Tạ Quốc Cường về vấn đề mà bạn quan tâm, nếu bạn còn những thắc mắc khác xin hãy liên hệ với Luật sư để được giải đáp.

Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục “Luật sư trả lời!

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH SỰ THẬT

Địa chỉ

: Số 8 Ngõ 36 phố Hoàng Ngọc Phách, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Hotline

: 0912.479.766 - 0977.015.320

Email

: [email protected]

Slogan

“Tôn trọng sự thật”

https://batdongsan.petrotimes.vn/

PV