HoREA kiến nghị Quốc hội về chuyển nhượng dự án xử lý nợ xấu
![]() |
![]() |
Theo HoREA , trong Nghị quyết 42 Quốc hội cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Quy định này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản.
Trong lúc các doanh nghiệp bất động sản bình thường (không có nợ xấu) muốn chuyển nhượng dự án bất động sản thì phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) theo quy định.
Cụ thể, Luật Đất đai 2013quy định, dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.
Khoản 2 Điều 49 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định, chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, Nghị định 42 quy định được phép chuyển nhượng dự án bất động sản khi có quyết định giao đất tạo điều kiện ưu ái cho các ngân hàng thương mại xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản.
Tuy nhiên, theo các quy định nói trên thì dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gây ra nợ xấu (do có chủ ý hoặc không có chủ ý) tại các tổ chức tín dụng có tài sản bảo đảm là dự án bất động sản lại được chuyển nhượng dự án với điều kiện “thoáng” hơn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp khỏe mạnh không gây ra nợ xấu lại bị ràng buộc chuyển nhượng dự án với điều kiện khó hơn (phải có sổ đỏ).
Vì vậy, Chủ tịch HoREA kiến nghị các doanh nghiệp bất động sản và cả ngân hàng cần có quyền chuyển nhượng dự án như nhau. Cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản khi đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo điều kiện vừa xử lý “nợ xấu” tài sản bảo đảm là bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại, vừa áp dụng chung cho các hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản khác.
Đồng thời, kiến nghị đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở thì được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận, hoặc đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt”, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 19/4: Ngân hàng dùng gần nửa nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu
-
10 giải pháp phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Điểm tin ngân hàng ngày 13/2: BIDV chính thức tăng lãi suất huy động sau hơn 2 năm
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/5: Rà soát quy định đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
- TP.HCM thu hơn 95.000 tỷ đồng từ kinh doanh bất động sản trong 4 tháng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/5: Vi phạm kinh doanh bất động sản, một công ty bị phạt 500 triệu đồng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai, xây dựng
- Thuế 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản: Công bằng hơn, nhưng cần thận trọng
- Bộ Tài chính nghiên cứu phương án áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/5: Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/5: Đề xuất giảm thuế sử dụng đất để thúc đẩy phát triển công trình xanh
- Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Quy định mới về bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/5: Hà Nội sắp có khu đô thị cao cấp 15.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh