Đề xuất 25 dự án giao thông quan trọng sẽ đầu tư trước năm 2030

19:00 | 21/08/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã có tờ trình số 7066/TTr-GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Bộ này đã đề xuất danh sách 25 dự án, công trình giao thông trọng điểm ưu tiên đầu tư trước 2030.

Bộ GTVT duyệt quy hoạch sân bay Quảng Trị, dự kiến khởi công năm 2021Bộ GTVT duyệt quy hoạch sân bay Quảng Trị, dự kiến khởi công năm 2021

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểmĐẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm
Đề xuất 25 dự án giao thông quan trọng sẽ đầu tư trước năm 2030
Bộ GTVT đề xuất 25 dự án giao thông quan trọng sẽ đầu tư trước năm 2030/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo tờ trình, có 4 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam là Bãi Vọt - Cam Lộ; Hòa Liên - Túy Loan; Quảng Ngãi - Nha Trang; Cần Thơ - Cà Mau.

Các dự án tiếp theo gồm: vành đai 4 Hà Nội; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề (Sóc Trăng); An Hữu (Tiền Giang) - Cao Lãnh (Đồng Tháp); Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An); Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp); Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Kiên Giang); Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Vân Phong (Nha Trang); Biên Hòa - Vũng Tàu;

Dầu Giây - Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng); cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn; Chợ Mới - Bắc Cạn; Hà Giang - cao tốc Nội Bài Lào Cai; Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La); Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng);vành đai 5 Hà Nội; Bảo Lộc - Liên Khương (Lâm Đồng); Vinh - Thanh Thủy (Nghệ An); Mộc Châu - Sơn La; Phú Thọ - Chợ Bến (Hòa Bình); Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang).

Tại TP HCM có những dự án đáng chú ý được đầu tư trong giai đoạn này là vành đai 3 - 4 TP HCM; cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh); cao tốc TP HCM - Chơn Thành (Bình Phước).

Trong đó, dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài có chiều dài khoảng 53,5km với điểm đầu giao với đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, TP HCM và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Giai đoạn 1, xây dựng đoạn TP HCM - Trảng Bàng với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế). Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.688 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỉ đồng, còn lại là chi phí đầu tư xây dựng và thiết bị…

Giai đoạn hoàn chỉnh, xây dựng đoạn TP HCM - Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 6 - 8 làn xe.

Dự án cao tốc TP HCM - Chơn Thành theo báo cáo tiền khả thi mới đây sẽ có chiều dài 68,7km, tổng vốn đầu tư hơn 24.200 tỉ đồng. Dự án sẽ chia làm hai đoạn gồm đoạn nối cao tốc có điểm đầu tại tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP HCM), điểm cuối tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP HCM) và đoạn cao tốc có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại điểm giao quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành (Bình Phước).

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đặt mục tiêu tập trung nâng cấp mặt đường; tăng cường hệ thống an toàn giao thông, xử lý các điểm đen, cải tạo nâng cấp các cầu yếu trên các quốc lộ và nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới các đầu mối vận tải lớn như cảng biển, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không sân bay, các ga đường sắt chưa có tuyến cao tốc song hành.

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ đến năm 2030 vào khoảng 900.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 48% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giao thông vận tải.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)

vietinbank
ajinomoto