Chứng khoán Việt Nam – Giao dịch bùng nổ

09:56 | 20/10/2020

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ đầu tháng 10/2020 đến nay, thị trường chứng khoán Việt nam đã chứng kiến sự bùng nổ về mặt thanh khoản. Các phiên giao dịch thường xuyên đạt trên 7000 tỷ đồng (trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM), cá biệt phiên giao dịch ngày 14/10 đạt trên 16000 tỷ đồng - cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2020.
Thị trường chứng khoán châu Á phục hồi sau đại dịchThị trường chứng khoán châu Á phục hồi sau đại dịch
Chứng khoán - Kênh đầu tư hấp dẫn trong giai đoạn hiện nayChứng khoán - Kênh đầu tư hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay
chung-khoan-viet-nam-giao-dich-bung-no

Giải Mã Thanh Khoản Kỷ Lục

Theo các chuyên gia về chứng khoán, sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh mẽ về thanh khoản của thị trường là do dòng tiền của các Nhà đầu tư lớn nhập cuộc mạnh mẽ ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng đã kích thích dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân vẫn đang chờ cơ hội nhập cuộc. Các cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền gồm BID, TCB, VPB, CTG … cộng với sự đóng góp của các cổ phiếu vốn hoá lớn như Masan (MSN), Sabeco (SAB), Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM), Thế giới di động (MWG) và HPG (Tập đoàn Hoà phát).

Ông Trần Ngọc Thắng - Chủ tịch HĐQT PVCI - Nhà đầu từ chứng khoán lâu năm đánh giá: việc Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất điều hành về huy động tiền gửi từ đầu tháng 10/2020 là một cú huých tích cực đối với thị trường chứng khoán, điều này thể hiện ở việc nền lãi suất thấp sẽ hỗ trợ thị trường tài sản tăng giá và kích hoạt dòng tiền lớn có tính chất định hướng, dẫn dắt ngay lập tức nhập cuộc tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng. Phát hiện và đi theo dòng tiền lớn luôn được coi là cách tạo lợi thế và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân .

Thị Trường Không Phụ Thuộc vào Giao dịch của Khối Ngoại

Theo thông tin từ các Công ty Chứng khoán thì khối các nhà đầu tư cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng với mức cao từ đầu tháng 10, đặc biệt là phiên giao dịch bùng nổ ngày 14/10 trong khi khối ngoại vẫn giữ xu hướng chủ đạo là bán ròng. Khối các tổ chức trong nước (chủ yếu là tự doanh của các công ty chứng khoán) thì hoạt động mua, bán diễn ra đan xen. Lượng bán ròng của khối ngoại tương đương năm 2018 nhưng chỉ số VN Index lại biến động theo hướng chuyển động mua/bán ròng của Nhà đầu tư trong nước.

Thời gian trước đây, với xu hướng tăng điểm kéo dài cộng với thanh khoản tăng cao sẽ dẫn đến sự e ngại của các nhà đầu tư trước rủi ro phân phối đỉnh, thị trường điều chỉnh khi tỷ lệ ký quỹ (Margin) tăng. Nhưng hiện nay, điểm khác biệt là dòng tiền rẻ dồi dào sẵn sàng kích hoạt tạo sự hưng phấn cho thị trường. Ngoài ra, chúng ta cũng được chứng kiến sự ra tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới (FO) thể hiện qua việc tăng vọt các tài khoản chứng khoán (khoảng 200.000 tài khoản) được mở mới trong thời gian gần đây cũng như lượng tiền nội mới đổ vào thị trường đóng góp vào sự thanh khoản tăng vọt của TTCK.

chung-khoan-viet-nam-giao-dich-bung-no-1

Kỳ vọng thị trường đạt 1000 điểm trong năm 2020

Bên cạnh việc gia nhập của dòng tiền mới, kỳ vọng dòng tiền đầu tư công sẽ giải ngân mạnh hơn vào các tháng còn lại của năm 2020 tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư về khả năng dòng tiền sẽ chảy mạnh hơn trong quý 4/2020. Thêm vào đó, khi đón nhận kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp nhìn chung được đánh giá là khả quan hơn sẽ tạo tâm lý tốt cho thị trường khi tâm lý “chốt lời” khi cổ phiếu có tin tốt để tiếp tục chuyển dịch dòng tiền sang nhóm các cổ phiếu khác chưa tăng giá hoặc có yếu tố bền vững hơn.

Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên, việc chúng ta tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp, các kênh đầu tư truyền thống như : vàng, đôla, bất động sản … kém hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay, cộng với việc gần như chắc chắn tăng trưởng dương của nền kinh tế Việt nam và Chính phủ đã kiểm soát tốt bệnh dịch Covid 19 tiếp tục là các thông tin tốt tạo thanh khoản tiêp tục ra tăng và nâng đỡ cho thị trường chứng khoán Việt nam. Chúng tôi tin tưởng thị trường sẽ đạt 1000 điểm trong năm 2020.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hoài Nam