WB: Kinh tế Sri Lanka có dấu hiệu phục hồi nhưng nghèo đói vẫn tăng cao
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Năm 2022, Sri Lanka đã trải qua cuộc khủng hoảng kép, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ khi đảo quốc ở Nam Á này giành độc lập năm 1948. Sau nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã sau khi cạn kiệt ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có.
Nền kinh tế Sri Lanka suy giảm ở mức kỷ lục 7,8% trong năm 2022. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Sri Lanka năm 2023 suy giảm tới 3,8%.
Trong một báo cáo mới nhất, WB dự đoán GDP của Sri Lanka sẽ có dấu hiệu phục hồi trong năm nay, dự kiến tăng trưởng vừa phải ở mức 2,2%.
Tuy vậy, WB cũng đưa ra lời cảnh báo rằng sự phục hồi kinh tế này sẽ không đủ để giảm bớt gánh nặng cho những người dân vẫn đang phải chịu đựng hậu quả của cuộc khủng hoảng. Hơn 5,5 triệu người Sri Lanka (tương đương 1/4 dân số) sẽ tiếp tục phải sống trong điều kiện nghèo đói.
WB nhận định: “Sự phục hồi kinh tế khiêm tốn sẽ không đủ để bù đắp những tổn thất sau cuộc khủng hoảng”, tỷ lệ nghèo đói ước tính sẽ ở mức trên 22% cho đến năm 2026.
Có thể thấy rằng, Sri Lanka vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc tái cấu trúc và phục hồi nền kinh tế sau biến cố.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- Hà Nội: Nhiều chung cư, tòa nhà chưa nghiệm thu PCCC vẫn hoạt động
- Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
- Hà Nội tăng cường hậu kiểm mỹ phẩm, siết chặt quản lý các cơ sở tự công bố
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?