Tranh cãi về kế hoạch phát triển điện hạt nhân của Đức

19:00 | 12/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Sau khi 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng ở Đức ngừng hoạt động vào ngày 15/4 tới, một công ty của Đức vẫn tiếp tục sản xuất điện hạt nhân, đó là Uniper.
Tranh cãi về kế hoạch phát triển điện hạt nhân của Đức

Tập đoàn năng lượng Uniper đã được quốc hữu hóa sau cuộc khủng hoảng khí đốt và hiện đang nắm giữ cổ phần trong 3 nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển, một trong số đó Uniper là cổ đông lớn. Trang web của công ty Düsseldorf viết: “Uniper có 1,4 gigawatt công suất điện hạt nhân ở Thụy Điển, chiếm khoảng 40% lượng điện hạt nhân của tập đoàn”. Trong đó 1,4 gigawatt (1.400 megawatt) tương ứng với tổng công suất của nhà máy điện hạt nhân RWE ở Emsland sắp ngừng hoạt động.

“Không có kế hoạch đóng cửa các cơ sở hạt nhân ở Thụy Điển”, phát ngôn viên của Uniper trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn báo chí Đức. “Uniper là nhà điều hành đáng tin cậy của các nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển và sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra an toàn”, người phát ngôn tuyên bố.

Hiện tại, Uniper có kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm điện phi hạt nhân tại địa điểm của nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn, và dự kiến sẽ được khởi công vào năm sau. Dự án này sẽ do công ty Blykalla và Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển cộng tác thực hiện. Trung tâm nghiên cứu này sẽ được dành riêng để thử nghiệm các vật liệu và linh kiện cho một loại lò phản ứng hạt nhân mới, được gọi là Lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR).

Mục đích nhằm phát triển một lò phản ứng “có khả năng duy trì nguồn điện nhưng không dùng nhiên liệu hóa thạch cho ngành công nghiệp và cho xã hội một cách ổn định, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường”, một trang thông tin từ Uniper cho biết.

“Điều khiến SMR khác biệt so với các nhà máy điện hạt nhân lớn hiện nay là nó có thể cung cấp cùng một lượng điện ổn định, không dùng nhiên liệu hóa thạch như hiện nay, đồng thời nó cũng linh hoạt hơn và ít cồng kềnh hơn”. Theo khái niệm, các linh kiện sẽ được đúc sẵn và vận chuyển đến địa điểm được định sẵn. Sau đó, các linh kiện này sẽ được lắp ráp ở đó dưới dạng “bộ dụng cụ tự làm” (DIY). Do được sản xuất hàng loạt, nên chi phí và thời gian cần thiết để xây dựng một SMR sẽ thấp hơn nhiều so với việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân lớn. Trước đó, Frankfurter Allgemeine Zeitung đã đề cập đến các dự án của Uniper ở Thụy Điển.

Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) gần đây đã lên tiếng phản đối các nhà máy SMR có công suất điện lên tới 300 megawatt. Theo một nghiên cứu, các khái niệm về SMR vẫn chưa hoàn thiện và sẽ không khả dụng trong tương lai gần. Những khái niệm cũ về lò phản ứng sẽ không được thiết lập vì những bất lợi về kinh tế do công suất thấp.

“Hơn nữa, về mặt phóng xạ, các SMR vẫn gây nguy hiểm, vì các vấn đề về vận chuyển và lưu trữ tạm thời chất thải phóng xạ sẽ tăng lên gấp bội”. Bất chấp hàng thập kỷ nghiên cứu, hầu như không có nhà máy điện hạt nhân nào thuộc loại SMR có thể đưa vào vận hành thương mại. Ngay cả khi các nhà điều hành giả định các điều kiện khuôn khổ lạc quan, nhưng cũng không thể giả định một ưu đãi cạnh tranh về chi phí.

Anh trình bày chi tiết kế hoạch tăng tốc phát triển điện hạt nhânAnh trình bày chi tiết kế hoạch tăng tốc phát triển điện hạt nhân
Quốc hội Pháp thông qua dự luật phục hồi điện hạt nhânQuốc hội Pháp thông qua dự luật phục hồi điện hạt nhân
Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điệnPháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
Nga trúng thầu xây dựng tổ máy thứ ba cho nhà máy điện hạt nhân Ai CậpNga trúng thầu xây dựng tổ máy thứ ba cho nhà máy điện hạt nhân Ai Cập

Nh.Thạch

AFP