TP HCM: Tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng thấp
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung cho nền kinh tế, song quy mô dư nợ tín dụng bất động sản không thay đổi nhiều. Tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Cụ thể, ông Lệnh cho hay, tín dụng bất động sản cho mục đích kinh doanh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng cao hơn. Đến cuối tháng 9/2023, dư nợ tín dụng bất động sản cho mục đích kinh doanh đạt 277.000 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất tăng 10,5%; cho vay bất động sản lĩnh vực văn phòng, cao ốc tăng 7%; cho vay kinh doanh bất động sản khác tăng trên 20%. Kết quả trên phản ánh diễn biến tình hình và xu hướng phát triển của thị trường và lĩnh vực sản xuất kinh doanh bất động sản hiện nay.
Đối với dư nợ tín dụng bất động sản cho mục đích tiêu dùng, tự sử dụng (gồm mua, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất để xây dựng nhà, công trình xây dựng để ở hoặc để tự sử dụng; cho vay nhà ở xã hội; xây dựng, cải tạo, mua, thuê, thuê mua nhà để ở) trên địa bàn TP HCM đạt 648.000 tỷ đồng, chiếm 70% so với tổng dư nợ bất động sản, giảm 0,3% so với cuối năm 2022.
“Nhu cầu tín dụng giảm do khó khăn từ nền kinh tế và thu nhập của khách hàng tăng thấp, được coi là nguyên nhân chính tác động đến tín dụng bất động sản cho mục đích tiêu dùng, tự sử dụng” - ông Lệnh chia sẻ.
Cũng theo ông Lệnh, dưới tác động hỗ trợ từ chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Trung ương và giải pháp kích cầu tiêu dùng, đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng như: cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp; giảm lãi suất cho vay; thực hiện các chương trình tín dụng, gói tín dụng ưu đãi của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương và của các ngân hàng thương mại (gói tín dụng hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31; chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, gói 120 nghìn tỷ đồng…) đã tạo điều kiện hỗ trợ thị trường từng bước ổn định, vượt qua khó khăn để tăng trưởng một số nhóm ngành, lĩnh vực của thị trường. Tuy nhiên, xét trong tổng thể, tín dụng bất động sản còn tăng trưởng thấp mà nguyên nhân chủ yếu là từ nhu cầu tín dụng giảm, nhất là nhu cầu mua nhà ở của khách hàng.
“Ngoài những giải pháp về chính sách tiền tệ tín dụng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế… cần tập trung kích cầu tiêu dùng và đầu tư, qua đó kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, cần có các giải pháp đồng bộ về pháp lý xây dựng; về tài chính; cải cách hành chính… để hỗ trợ thị trường bất động sản tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới” - ông Lệnh cho biết thêm.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
-
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong quý II/2025
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà
-
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
- Điểm tin ngân hàng ngày 11/7: Một ngân hàng bị phạt do vi phạm hoạt động tiền tệ
- Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới – Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
- Điểm tin ngân hàng ngày 10/7: Vốn ngoại “ồ ạt” chảy vào chứng khoán và ngân hàng
- PGBank bị thanh tra: Lộ rõ nhiều bất cập trong quản trị và xử lý nợ xấu
- BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn
- Điểm tin ngân hàng ngày 8/7: 5 ngân hàng sắp đưa hơn 1,3 tỷ cổ phiếu ra thị trường
- Tin tức kinh tế ngày 7/7: Một cổ phiếu ngân hàng tăng 16% tuần qua
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Hơn 700.000 tỷ tiền gửi chảy vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng
- Điểm tin ngân hàng ngày 5/7: Lợi nhuận ngân hàng quý II khởi sắc
- Điểm tin ngân hàng ngày 4/7: Hệ thống ngân hàng bơm hơn 1,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế