Tin nhanh Thị trường chứng khoán ngày 24/3: Tâm lý nhà đầu tư sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường

03:01 | 25/03/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Phiên giao dịch ngày 24/3 khép lại với mức giảm điểm mạnh, như vậy sau 2 phiên giảm điểm của VN Index đã tạm thời chấm dứt xu hướng tăng của thị trường. Trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay tâm lý các nhà đầu tư là rất quan trọng và sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường trong các phiên giao dịch sắp tới.

Diễn biến phiên giao dịch

Phiên giao dịch sáng 24/3 mở cửa trong sắc đỏ lan toả khắp thị trường. Thông tin kém tích cực từ các thị trường thế giới đã khiến các cổ phiếu trụ chịu áp lực bán ra mạnh. Trong đó, nhóm dầu khí giảm điểm mạnh với PVD - 3,2%, GAS - 2,2%. Ngoài ra một số mã lớn khác cũng giảm điểm GVR -1,5%, HVN - 2,1%...

Tin nhanh Thị trường chứng khoán ngày 24/3: Tâm lý nhà đầu tư sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường
Phiên giao dịch ngày 24/3 khép lại với mức giảm điểm mạnh/Ảnh minh họa/tin nhanh Thị trường chứng khoán/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Sau khoảng 90 phút giao dịch, xu hướng giảm đã hình thành rõ nét, VN Index rơi tự do và kết phiên ở vùng 1.155 với mức giảm hơn 28 điểm và cũng là phiên giảm sâu nhất kể từ sau Tết Nguyên đán. Trong rổ VN30 chỉ còn vài mã tăng điểm như PNJ, VCG… còn lại đều đồng loạt giảm điểm, trong đó nổi bật là POW - 4,1%, STB - 1,6%, HPG - 2,8%, CTG - 3,2%; SSI - 5%; TCB - 2,2%, MBB - 3%.

FLC tiếp tục là điểm sáng của phiên sáng nay khi tang 4,6%, một mã khác cũng có giao dịch tích cực là TTF +1,9%. Cùng với đó, cổ phiếu mới chào sàn SSB tăng kịch trần 20%. Nhóm cổ phiếu nhỏ cũng hoạt động kém tích cưc, trong đó ROS - 2,2%, HQC - 1%. Đặc biệt về cuối phiên sáng, PVD đã nới rộng mức giảm đến - 6,1%.

Về thanh khoản, FLC tiếp tục dẫn đầu HOSE với 30,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Đứng thứ hai là POW với 21,65 triệu đơn vị được giao dịch. Sau đó đáng chú ý lần lượt là ROS với 21,24 triệu, STB với 20,32 triệu, HPG với 19,01 triệu, HQC với 15,1 triệu, CTG với 15,1 triệu, MBB với 13,5 triệu, SSI với 11,49 triệu, TCB với 10,56 triệu; PVD với 10,18 triệu, TTF với 10 triệu đơn vị được khớp lệnh…

Sàn HNX cũng có diễn biến tương tự khi chỉ số giảm sâu do áp lực bán mạnh và kết phiên ở giảm mức sâu nhất. Các cổ phiếu trụ trên HNX cũng đồng loạt giảm mạnh như PVS - 5,1%; SHB - 5,3%; SHS - 4,3%; HUT - 3,2% và ART - 2,7%. Tích cực hơn có CEO kết phên sáng ở mức tham chiếu và KLF +2,7%... Ngoài ra THD - 0,5%, SHS - 4,3%, IDC - 4,6%, NVB - 1,4%…

Về thanh khoản, PVS đứng đầu HNX với 13,1 triệu được khớp lệnh. Đứng sau lần lượt là SHB với 12,6 triệu, KLF với 11,22 triệu, SHS với 6,99 triệu; CEO với 6,3 triệu, HUT và ART cũng hơn 4,57 triệu đơn vị được khớp lệnh…

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 24/3, VN Index giảm 28,22 điểm (-2,38%), còn 1.155,23 điểm với 69 mã tăng và 412 mã giảm, khối lượng 609,1 triệu đơn vị, tương đương 14,14 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 6,02 điểm (-2,21%) xuống 266,32 điểm với 49 mã tăng và 153 mã giảm, khối lượng 107,2 triệu, tương đương 1,69 nghìn tỷ đồng.

Đúng như sự lo lắng của các nhà dầu tư, phiên giao dịch chiều diễn ra chậm do tình trạng “nghẽn” lệnh rất sớm nên không phản ánh đúng thực trạng của thị trường. Tuy nhiên, mặc dù giao dịch chậm nhưng VN Index vẫn có mức hồi phục nhẹ để kết thúc phiên với đà giảm được thu hẹp.

Rổ VN30 chỉ có 1 mã tăng là VIC + 1,3% và 29 mã còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó nổi bật là SSI - 4,9%, TPB - 4,8%, POW - 4,1%, HDB - 3,8%, CTG - 3,7%, BVH -3,6%, BID - 3,5%, TCH - 3,3%...

Chiều ngược lại, các mã tăng điểm đáng chú ý là FLC + 6,6%, TTF +1,9% và HAP, SSB tăng trần với khối lượng giao dịch lớn hơn 6 triệu.

Về thanh khoản, FLC dẫn đầu HOSE với 42,6 triệu đơn vị được khớp lệnh. Đứng sau lần lượt là POW với 24,2 triệu, HPG với 23,65 triệu, ROS với 23,28 triệu, STB với 22,97 triệu, HQC với 20,21 triệu, CTG với 18,26 triệu, MBB với 16,07 triệu đơn vị được khớp lệnh…

Sàn Hà Nội phiên chiều có giao dịch tích cực hơn và đà giảm điểm được thu hẹp. HNX30 đã có 5 mã tăng điểm là CEO + 3,25%, DDG + 0,62%, DTD + 1,07%, KLF + 2,7%, L14 + 2,94%. Ngoài ra MST và DST tăng trần với khối lượng khớp lệnh đáng kể. Chiều ngược lại SHB - 4,3%, PVS - 3%, SHS - 1,8%, HUT - 1,6%...

Về thanh khoản, SHB dẫn đầu với 25,7 triệu đơn vị. Đứng sau lần lượt là PVS với 19,51 triệu, KLF với 15,15 triệu, SHS với 10,45 triệu, CEO với 9,25 triệu, ART với 8,14 triệu, NVB với 8,03 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Chốt phiên giao dịch ngày 24/3, VN Index giảm 21,64 điểm còn 1161,81 điểm với 75 mã tăng và 408 mã giảm, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 750,5 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 17,65 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 3,65 điểm còn 268,69 điểm với 67 mã tăng và 147 mã giảm, tổng khối lượng khớp lệnh đạt 178,3 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 2,8 nghìn tỷ đồng.

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/3

Sau 2 phiên giảm điểm mạnh có thể nhận định xu hướng tăng của thị trường đã tạm thời chấm dứt. Chỉ số đóng cửa quanh vùng hỗ trợ mạnh cho thấy thị trường có thể sẽ hồi phục trở lại trong phiên giao dịch ngày 25/3 để “test” lại mốc hỗ trợ và nếu áp lực bán lại ra tăng thì khả năng VN Index sẽ sớm giảm điểm trở lại. Do vậy trong thời điểm nhạy cảm này, nếu các nhà đầu tư không vững vàng tâm lý và không có cái nhìn dài hạn sẽ dẫn đến những hành động loạn nhịp gây thiệt hại không đáng có. Các nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ trong trung hạn tránh bán tháo trong các nhịp giảm điểm của thị trường.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng