Tin nhanh Ngân hàng ngày 30/3: Vietinbank muốn chia cổ tức tối thiểu 12%
|
Vietinbank muốn chia cổ tức tối thiểu 12%
Ban lãnh đạo Vietinbank vừa công bố phương án chia cổ tức năm 2021 trong tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới. Theo đó, trong tổng tỷ lệ dự kiến chia trên 12% này, tỷ lệ tiền mặt là 5%. Phần còn lại sau khi nộp thuế, trích lập các quỹ và cổ tức tiền mặt sẽ chia bằng cổ phiếu nhằm cân đối giữa vai trò ngân hàng thương mại nhà nước và lợi ích cổ đông, nhà đầu tư. Tuy nhiên, phương án cụ thể vẫn theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
![]() |
Vietinbank muốn chia cổ tức tối thiểu 12%/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Vietinbank hồi giữa tháng 12/2020 cũng thông qua phương án chia cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tức cổ đông nhận 500 đồng cho mỗi cổ phiếu. Lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ và chia cổ tức bằng tiền là khoảng 3.886 tỷ, sẽ được ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Vietinbank đặt mục tiêu năm nay dư nợ tín dụng tăng 6-12%, vốn huy động tăng 8-12% và tỷ lệ nợ xấu không quá 2%. Ngân hàng không đặt kế hoạch lợi nhuận cụ thể, mà chỉ cho biết các chỉ tiêu này "bảo đảm hiệu quả và cải thiện hoạt động kinh doanh, tiếp tục bám sát diễn biến và tác động của dịch bệnh, trên cơ sở phê duyệt của các cấp có thẩm quyền".
Vietinbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm ngoái lên đến 17.085 tỷ đồng, tăng gần 45% so với năm 2019 và vượt 64% kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng và dư nợ tín dụng 1,03 triệu tỷ đồng, lần lượt tăng 8,1% và 7,8%.
Tín dụng đến 19/3 tăng 1,47%, huy động vốn chỉ tăng 0,54%
Sáng ngày 29/3/2021, Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2021.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 được khoanh vùng và kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường làm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng; thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế quý I/2021 tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tính đến thời điểm 19/3/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,49% so với cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm trước tăng 1,55%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,54% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,51%); tín dụng của nền kinh tế tăng 1,47% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,68%).
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý I/2021 ước tính tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 6% và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 11%.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 12.433 tỷ đồng/phiên, tăng 19,6%; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 174.324 hợp đồng/phiên, tăng 11%.
Quý I/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 152,6 tỷ USD
Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
![]() |
Ảnh minh họa/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như điện thoại và linh kiện 14,1 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,1 tỷ USD; hàng dệt may đạt 7,2 tỷ USD; giày dép đạt 4,7 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,7 tỷ USD; sắt thép đạt 1,8 tỷ USD…
Trong quý 1/2021, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 21,2 tỷ USD, Trung Quốc 12,5 tỷ USD, thị trường EU 9,6 tỷ USD, ASEAN 6,5 tỷ USD…
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 15 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn như điện tử, máy tính và linh kiện đtạ 16,8 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,8 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 4,9 tỷ USD, sắt thép 2,6 tỷ USD…
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD, Hàn Quốc 13 tỷ USD, thị trường ASEAN 9,3 tỷ USD, Nhật Bản 5,1 tỷ USD, Hoa Kỳ 4 tỷ USD…
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Mạnh Tưởng (T/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 22/4: MSB báo lãi hơn 1.600 tỷ đồng trong quý 1
-
Điểm tin ngân hàng ngày 21/4: Ba cổ đông lớn đồng loạt giảm tỷ lệ sở hữu tại PGBank
-
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân giá vàng tăng mạnh
-
Điểm tin ngân hàng ngày 19/4: Ngân hàng dùng gần nửa nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu
- Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Vận hành
- Điểm tin ngân hàng ngày 22/4: MSB báo lãi hơn 1.600 tỷ đồng trong quý 1
- Điểm tin ngân hàng ngày 21/4: Ba cổ đông lớn đồng loạt giảm tỷ lệ sở hữu tại PGBank
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân giá vàng tăng mạnh
- Điểm tin ngân hàng ngày 19/4: Ngân hàng dùng gần nửa nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu
- Điểm tin ngân hàng ngày 18/4: Sacombank hạ giá bán khoản nợ gần 6.000 lượng vàng SJC của APT
- Điểm tin ngân hàng ngày 17/4: Lãi suất vay mua nhà giảm, ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ người mua ở thực
- Điểm tin ngân hàng ngày 16/4: Ngân hàng liên tục rao bán nợ xấu hàng trăm tỷ đồng
- Điểm tin ngân hàng ngày 15/4: ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai
- Điểm tin ngân hàng ngày 14/4: Chuyên gia dự báo nợ xấu ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2025