Tin nhanh ngân hàng ngày 25/5: Quý I/2021, 5 ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ trên 1.000 tỷ

06:43 | 25/05/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Trong 4 tháng đầu năm chỉ 2 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa; 82,5 triệu cổ phiếu quỹ MSB sẽ "đến tay" người mua muộn nhất vào tháng 6… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin nhanh ngân hàng ngày 24/5: Nhiều ngân hàng đã vào cuộc ủng hộ phòng chống Covid-19 đợt nàyTin nhanh ngân hàng ngày 24/5: Nhiều ngân hàng đã vào cuộc ủng hộ phòng chống Covid-19 đợt này

Tin nhanh ngân hàng ngày 23/5: Ngân hàng nào thu phí SMS Banking cao nhất hiện nay?Tin nhanh ngân hàng ngày 23/5: Ngân hàng nào thu phí SMS Banking cao nhất hiện nay?

Quý I/2021: 5 ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ trên 1.000 tỷ

Theo thống kê, Vietcombank đang là ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ cao nhất hệ thống và bỏ xa các ngân hàng khác. Quý I/2021, lãi từ hoạt động dịch vụ của nhà băng này đạt 3.438 tỷ đồng, tăng 205% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin nhanh ngân hàng ngày 25/5: Quý I/2021, 5 ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ trên 1.000 tỷ
5 ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ trên 1.000 tỷ/Ảnh minh họa/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Những năm trước đây, nguồn thu chính trong hoạt động dịch vụ của Vietcombank đến từ hoạt động thanh toán, tiền mặt. Tuy nhiên, quý I/2021, Vietcombank có khả năng đã ghi nhận một phần khoản phí trả trước từ thương vụ Bancassurance với FWD, dẫn đến mức tăng trưởng đột biến nói trên.

Trong khi đó, ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ cao thứ 2 mới chỉ đạt 1.434 tỷ đồng là BIDV, chưa bằng một nửa so với Vietcombank.

Techcombank vượt VietinBank trở thành ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ cao thứ 3 trong hệ thống, với mức lãi 1.325 tỷ đồng. Trong khi đó, VietinBank ghi nhận lãi từ hoạt động dịch vụ 1.283 tỷ đồng.

BCTC của Techcombank cho thấy, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank chủ yếu đến từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt (chiếm gần một nửa), dịch vụ hợp tác bảo hiểm và dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Ngoài 4 ngân hàng trên, MB cũng ghi nhận lãi từ hoạt động dịch vụ đạt trên 1.000 tỷ trong quý I/2021 (đạt 1.066 tỷ đông).

Các ngân hàng có lãi từ dịch vụ cao tiếp theo là VPBank (988 tỷ đồng), Sacombank (837 tỷ đồng), ACB (625 tỷ đồng), VIB (608 tỷ đồng)…

Trong 4 tháng đầu năm chỉ 2 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa

Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, trong 04 tháng đầu năm 2021, Cục nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 02 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị doanh nghiệp là 202 tỷ đồng, trong đó phần vốn của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là 119 tỷ đồng.

Đồng thời, trong 04 tháng đầu năm các đơn vị vẫn tiếp tục triển khai công tác để thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo quy định. Cụ thể, Cục TCDN nhận được Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Đầu tư, xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (thuộc Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 08/2/2021, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Tư vấn tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ EVENGENCO2.

Về tình hình thoái vốn, Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, Văn phòng Chính phủ có công văn số 580/CPVP-ĐMDN gia hạn thời gian thực hiện Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

Lũy kế 04 tháng đầu năm 2021: Thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn nhà nước: đã thoái 03 đơn vị thuộc quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng.

Thoái vốn của tập đoàn, Tổng công ty: thoái vốn tại 09 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, NXB Giáo dục Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234,1 tỷ đồng, thu về 2.081,3 tỷ đồng.

Đối với công tác bàn giao vốn về SCIC, lũy kế 04 tháng đầu năm 2021, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu của 03 doanh nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là CTCP Du lịch và Xúc tiến đầu tư, CTCP XNK Vật tư thiết bị ngành in và CTCP Phim Giải phóng với tổng giá trị phần vốn nhà nước chuyển giao là 218 tỷ đồng

82,5 triệu cổ phiếu quỹ MSB sẽ "đến tay" người mua muộn nhất vào tháng 6

MSB thông báo hoàn tất chào bán hơn 82,5 triệu cổ phiếu quỹ. Ngân hàng đang hoàn thiện thủ tục chuyển quyền sở hữu lượng cổ phiếu quỹ này đến các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong đợt chào bán. Thời gian dự kiến chuyển quyền sở hữu từ 28/5 đến 30/6.

Tin nhanh ngân hàng ngày 25/5: Quý I/2021, 5 ngân hàng có lãi từ hoạt động dịch vụ trên 1.000 tỷ
82,5 triệu cổ phiếu quỹ MSB sẽ đến tay người mua muộn nhất vào tháng 6/tin nhanh ngân hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong số cổ phiếu quỹ trên, ngân hàng đã chào bán thành công gần 74,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiệu hữu với giá 11.500 đồng/cp và hơn 7,8 triệu cổ phiếu quỹ còn lại được bán cho CTCP Đầu tư phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR) với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu quỹ này bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 1 năm từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Kết phiên 21/5, cổ phiếu MSB có giá 24.950 đồng/cp, tăng 67% từ khi lên sàn.

Bên cạnh đó, MSB thông báo UBCKNN chấp thuận nâng giới hạn sở hữu nước ngoài tại ngân hàng từ 29,937% lên 30%.

Tại phiên họp thường niên 2021, cổ đông cũng chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng, thông qua trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Với cổ tức năm 2021, ngân hàng dự kiến chia tỷ lệ tối thiểu 15%.

Năm 2021, ngân hàng đặt kế hoạch lãi trước thuế 3.280 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Tổng tài sản mục tiêu là 190.000 tỷ đồng, tăng 8%. Vốn huy động tại thị trường I (từ tổ chức kinh tế và dân cư) và trái phiếu huy động vốn dự kiến đạt 114.105 tỷ đồng, tăng 15%.

Dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đặt mục tiêu tăng 25% lên 106.208 tỷ đồng và tùy theo hạn mức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép theo chính sách điều hành. Nợ xấu đảm bảo kiểm soát dưới 3%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Mạnh Tưởng (T/h)