Tin ngân hàng tuần qua: Tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt hơn 9%

09:47 | 10/12/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời điều hòa tăng trưởng tín dụng; Cuối năm ngân hàng đua nhau thanh lý loạt xe ô tô; Chấm dứt cho vay vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái của tập đoàn; ACB tiên phong trong việc hoàn thành khung quản lý rủi ro lãi suất và Thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 9/12: Eximbank và Việt Á Bank tiếp tục giảm lãi suất huy độngTin ngân hàng ngày 9/12: Eximbank và Việt Á Bank tiếp tục giảm lãi suất huy động
Tin ngân hàng ngày 8/12: 91% lừa đảo trên mạng liên quan đến lĩnh vực ngân hàngTin ngân hàng ngày 8/12: 91% lừa đảo trên mạng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng

Tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt hơn 9%

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/11, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 12,02%).

Tin ngân hàng tuần qua: Tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt hơn 9%
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Về tín dụng theo ngành kinh tế, đến cuối tháng 10/2023, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 918.600 tỷ đồng (tăng 3,1,7%, chiếm 7,17%), ngành công nghiệp và xây dựng đạt hơn 3,32 triệu tỷ đồng (tăng 7,31%, chiếm 25,94%), ngành dịch vụ đạt gần 8,6 triệu tỷ đồng (tăng 7,9%, chiếm 66,88%).

Theo lĩnh vực ưu tiên (đến cuối tháng 10/2023), tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm 24,52% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 6,33% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 2,34 triệu tỷ đồng, chiếm 18,34%, tăng 7,46% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt khoảng 313.000 tỷ đồng, chiếm 2,45%, tăng 8,51% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt trên 350.000 tỷ đồng, chiếm 2,78%, tăng 20,09% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 45.600 tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng 18,44% so với cuối năm 2022.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất huy động, cho vay đã giảm bình quân 2-3% so với cuối năm 2022 và dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Sau 7 tháng thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đến ngày 31/10, tổng dư nợ (gốc, lãi) được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 158.694 tỷ đồng, với 167.220 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Số dư nợ được cơ cấu tăng đều qua các tháng và hiện không phát sinh khó khăn, vướng mắc. Các ý kiến phản hồi cho thấy Thông tư 02 phù hợp với điều kiện, bối cảnh nền kinh tế, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của chính sách. Hiện cơ quan này đang xem xét nghiên cứu và sẽ có báo cáo Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02 để phù hợp với tình hình thực tiễn.

NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời điều hòa tăng trưởng tín dụng

Tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô diễn ra sáng ngày 7/12/2023, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, người dân, doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào các gói hỗ trợ để phục hồi, tuy nhiên việc triển khai các gói hỗ trợ vẫn còn chậm trong đó có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là vấn đề về cơ chế. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này, từ nay đến cuối năm, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời điều hòa tăng trưởng tín dụng từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu hạn mức, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng Chương trình 120.000 tỉ đồng để đẩy mạnh giải ngân, Phó Thống đốc đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư, trong đó, các dự án được công bố phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1551/BXD-QLN cả về nội dung và hình thức công bố; đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bộ Xây dựng tổng hợp, thông báo danh mục những dự án đủ điều kiện thuận lợi cho các NHTM tra cứu, xem xét cho vay theo đúng nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 33/NQ-CP (trên cơ sở danh mục do UBND tỉnh công bố).

Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc cũng đề xuất cần triển khai đồng bộ các giải pháp mới đạt hiệu quả. Cụ thể, cần kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế,đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác thị trường nội địa; cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Có các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường TPDN; Xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường BĐS, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Cuối năm ngân hàng đua nhau thanh lý loạt xe ô tô

Cuối năm, thêm nhiều chiếc xe ô tô được ngân hàng đưa ra rao bán. Đáng chú ý, rất nhiều chiếc xe được các nhà băng rao bán với giá rất thấp dưới 100 triệu đồng.

Tin ngân hàng tuần qua: Tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt hơn 9%
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chẳng hạn, Agribank chi nhánh Quảng Nam đang muốn đấu giá khoảng chục chiếc xe ô tô chở tiền cũ. Nhãn hiệu gồm xe Mitsubishi Pajero, Huyndai Terracan, Isuzu Trooper, được sản xuất năm 2001-2008. Giá khởi điểm đều dưới 100 triệu đồng. Trong đó, chiếc xe có giá thấp nhất là chiếc Huyndai Teracan sản xuất năm 2003, màu trắng - ghi có giá khởi điểm 41 triệu đồng. Chiếc xe có giá cao nhất là chiếc Mitsubishi Pajero màu xanh, sản xuất năm 2008 có giá từ 70 triệu đồng.

Cũng Agribank nhưng chi nhánh Đồng Tháp đang thanh lý chiếc xe ô tô chở tiền nhãn hiệu Isuzu sản xuất năm 2001 với giá khởi điểm từ 34 triệu đồng. Ngân hàng dự kiến thời gian tổ chức đấu giá là ngày 22/12/2023, tiền đặt trước là 6,8 triệu đồng.

Các chi nhánh của VietinBank cũng đang thanh lý thêm nhiều chiếc xe trong thời gian gần đây. Điển hình như VietinBank Bến Tre đang rao bán chiếc xe chở tiền Mitsubishi với giá khởi điểm 180 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng này cũng rao bán 1 xe ô tô Toyota Camry 30V với giá từ 102 triệu đồng.

VietinBank chi nhánh Trà Vinh cũng rao bán chiếc xe ô tô chở tiền Misubishi Pajero với giá từ 170 triệu đồng, 1 chiếc ô tô con Honda Civic giá từ 155 triệu đồng.

Bên cạnh đó, hàng loạt chiếc xe là tài sản đảm bảo của khách hàng cũng được các nhà băng đưa ra đấu giá để xử lý nợ.

Chẳng hạn TPBank đang muốn thanh lý chiếc ô tô con nhãn hiệu Mercedes GLC 200 với giá khởi điểm hơn 1 tỷ đồng. Nhà băng này cũng muốn bán chiếc Toyota Innova với giá từ 393 triệu đồng. Trong khi đó, Techcombank đang thanh lý chiếc ô tô con nhãn hiệu Vinfast Lux A2.0 với giá khởi điểm 549 triệu đồng.

Cuối năm, hoạt động thanh lý tài sản của các ngân hàng lại diễn ra sôi động. Nhiều chiếc xe được rao bán với giá thấp hơn khá nhiều so với giá thị trường. Chẳng hạn như loạt ô tô chở tiền của ngân hàng đều có giá khởi điểm dưới 100 triệu đồng, thậm chí chỉ vài chục triệu.

Xe ô tô là tài sản bảo đảm cũng có giá khởi điểm thường thấp hơn thị trường từ vài chục đến vài trăm triệu tuỳ vào phân khúc và nhãn hiệu. Tuy nhiên, cũng lưu ý đây mới chỉ là giá khởi điểm, giá trúng đấu giá có thể sẽ cao hơn nhiều nếu có nhiều người tham gia.

Chấm dứt cho vay vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái của tập đoàn

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp. Công bố công khai lãi suất bình quân của ngân hàng.

Tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng. Nghiêm cấm việc mở rộng room tín dụng và dành lãi suất thấp cho thành viên ban lãnh đạo ngân hàng.

Tiếp tục có giải pháp hiệu quả đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đối với chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ, mỗi NHTM nghiên cứu, xây dựng đề án riêng để đẩy mạnh cho vay đối tượng này.

Các công ty tài chính triển khai đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm thúc đẩy cầu tiêu dùng, sản xuất và cầu tín dụng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của NHNN. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ xấu.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ để thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh đầu tư công phục vụ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Các công ty tài chính triển khai đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm thúc đẩy cầu tiêu dùng, sản xuất và cầu tín dụng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của NHNN. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ xấu.

ACB tiên phong trong việc hoàn thành khung quản lý rủi ro lãi suất và Thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế

PwC đã công nhận ACB tuân thủ đầy đủ các quy định Basel III về Quản lý Rủi ro Lãi suất trên sổ ngân hàng (QLRRLSTSNH) và Basel II về Quản lý Rủi ro thị trường (QLRRTT) vào ngày 8/12/2023. Điều này cung cấp cơ sở mạnh mẽ cho ACB để phát triển và duy trì sự ổn định, đặc biệt trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu.

Tin ngân hàng tuần qua: Tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt hơn 9%
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

ACB cũng trở thành ngân hàng đầu tiên hoàn thành hệ thống quản lý rủi ro về lãi suất và thị trường tài chính theo các chuẩn mực quốc tế và theo quy định của NHNN theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Để hoàn thành dự án rà soát Khung Quản trị RRLSTSNH và RRTT, ACB đã đầu tư mạnh mẽ vào nguồn lực, dữ liệu và hệ thống. Điều này giúp củng cố và tăng cường lòng tin từ cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan giám sát và khách hàng đối với ngân hàng.

Khung QLRRTT đề cập đến biến động của giá cả thị trường bao gồm rủi ro lãi suất và cổ phiếu trên sổ Kinh doanh, rủi ro Ngoại hối, Hàng hóa. ACB đã hoàn thành ba phần quan trọng trong Khung QLRRTT, bao gồm: (i) Khung quản trị Rủi ro thị trường nội bộ theo Basel II; (ii) Định giá, đo lường RRTT theo IMA (Internal Model Approach) của Basel II; (iii) Tính vốn yêu cầu Rủi ro thị trường theo SSA (Simplified Standardised Approach) của Basel III.

Đối với Khung QLRRLSTSNH, ACB đã phát triển và áp dụng mô hình học máy được kiểm định bởi PwC để xác định hành vi khách hàng và mức độ chịu đựng của ngân hàng trước các tình huống rủi ro khác nhau. ACB hiện đang sử dụng Chương trình RiskConfidence TM để đảm bảo tính chính xác của các mô hình đo lường rủi ro và cải thiện khung kiểm định và quản trị mô hình.

Ngoài ra, ACB đã cải thiện công tác quản trị dữ liệu rủi ro cho RRTT và RRLSTSNH để đảm bảo tính chính xác và toàn diện của dữ liệu. Đồng thời, ngân hàng này tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao năng lực nhân sự trong việc xây dựng, vận hành khung quản trị RRTT, RRLSTSNH và kiểm định mô hình.

Việc hoàn thành 2 khung quản lý rủi ro liên quan đến lãi suất và thị trường tiếp tục khẳng định năng lực quản trị là một trong ba điểm mạnh của ACB theo định hướng ESG, đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)