Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: SHB lên kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ năm 2022 lên 36.007 tỷ đồng
![]() |
![]() |
SHB lên kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ năm 2022 lên 36.007 tỷ đồng
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 sắp tới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2022.
![]() |
Theo đó, nhà băng này muốn tăng vốn điều lệ từ 26.673 tỷ đồng lên 36.007 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ của SHB sẽ vượt qua Techcombank (hơn 35.100 tỷ đồng), Agribank (hơn 34.200 tỷ đồng), ACB (đang là 27.000 tỷ và dự kiến tăng lên 33.744 tỷ đồng). Mức vốn điều lệ hơn 36.000 tỷ đồng cũng sẽ giúp SHB vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng vốn điều lệ hệ thống ngân hàng. Trước đó, trong năm 2021, vốn điều lệ của SHB cũng đã tăng mạnh hơn 9.000 tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2022, SHB sẽ tăng vốn theo 2 cấu phần.
Đợt 1, SHB sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 15%. Nguồn vốn từ lợi nhuận năm 2021. Thời gian dự kiến phát hành trong quý 3/2022
Đợt 2, SHB sẽ chào bán hơn 533,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền tỷ lệ 20%. Giá chào bán chỉ ở mức 12.500 đồng/cp, rẻ hơn rất nhiều so với thị giá hiện nay (quanh mức 20.000 đồng/cp). Thời gian dự kiến hoàn thành là trong quý 3/2022 hoặc cho đến khi SHB hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Với số vốn điều lệ tăng thêm (9.334 tỷ đồng) và thặng dư vốn cổ phần dự kiến tăng thêm (1.333 tỷ đồng) từ đợt tăng vốn điều lệ lần này là 10.667 tỷ đồng, ngân hàng sẽ dùng để đầu tư nâng cao năng lực và bổ sung vốn kinh doanh cho SHB trên nguyên tắc an toàn hiệu quả.
Cụ thể, ngân hàng sẽ dùng khoảng 500 tỷ để đầu tư hiện đại hóa công nghệ thông tin, phát triển ngân hàng số, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ mở rộng mạng lưới trong năm 2002, nâng cấp sửa chữa các chi nhánh/phòng giao dịch,…
Phần lớn số vốn còn lại sẽ được dùng bổ sung cho các hoạt động kinh doanh của SHB bao gồm các hoạt động cho vay, đầu tư, cấp tín dụng,…
Trong đó dự kiến dùng hơn 9.257 tỷ đồng để cho vay doanh nghiệp, gồm cho vay bổ sung vốn lưu động (4.000 tỷ), cho vay tài trợ tài sản cố định (200 tỷ), cho vay sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án kinh doanh (5.057 tỷ đồng). 1.060 tỷ sẽ được dùng để cho vay cá nhân như cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, cho vay sản xuất kinh doanh.
Với kế hoạch tăng vốn mạnh như vậy, SHB cũng đề ra mục tiêu kinh doanh khá tham vọng. Ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ đạt 11.686 tỷ đồng, tăng tới 87% so với năm 2021. Đồng thời, chất lượng tài sản được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1,3%.
Trước đó, trong năm 2021, SHB là một trong những ngân hàng có tăng trưởng cao nhất, với lợi nhuận tăng tới 91% so với năm 2020, đạt mức 6.260 tỷ đồng.
Bảo hiểm BIDV thông qua kế hoạch trả cổ tức 15%
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC - Mã: BIC) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 ngày 14/4 với việc thông qua nhiều vấn đề quan trọng như kế hoạch kinh doanh năm 2022, kế hoạch phân phối lợi nhuận,...
![]() |
Theo đó, tỷ lệ chia cổ tức đã được cổ đông thống nhất tăng từ 10% theo phê duyệt trước đó lên 15% do lợi nhuận đạt cao kỷ lục và tăng trưởng cao so với năm trước.
Lợi nhuận còn lại luỹ kế đến 31/12/2021 của BIC đạt hơn 203 tỷ đồng, sau khi chia cổ tức lợi nhuận còn lại là hơn 27 tỷ đồng.
Trong năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm (công ty mẹ) đạt 2.885 tỷ đồng, tăng trưởng 12,6% so với năm 2020 và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 502 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tính đến 31/12/2021, tổng tài sản BIC đạt 6.044 tỷ đồng trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn (5.200 tỷ đồng).
Đại hội cũng thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu phát sinh phí bảo hiểm đạt 3.310 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 435 tỷ đồng, giảm so với năm 2021.
Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 dự kiến là 12% và mức cụ thể sẽ trình đại hội đồng cổ đông phê duyệt trên cơ sở kết quả kinh doanh và lợi nhuận thực tế.
Cùng với đó, đại hội đồng cổ đông cũng đã thông qua mức chi trả thù lao dự kiến cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát là 1,43 tỷ đồng. Trong đó, mức thù lao của Chủ tịch HĐQT là 180 triệu đồng, Phó Chủ tịch là 120 triệu đồng, Thành viên HĐQT độc lập là 720 triệu đồng và các thành viên còn lại là 306 triệu đồng.
SSI chỉ ra hàng loạt ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số trở lên trong quý I/2022
Theo báo cáo ước tính kết quả kinh doanh quý I/2022 của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, 12/13 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trong phạm vi nghiên cứu có kết quả lợi nhuận ước tính tăng trưởng 2 chữ số, thậm chí có ngân hàng tăng trưởng 3 chữ số.
![]() |
Động lực tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ tín dụng (hoạt động kinh doanh cốt lõi), cùng với đó là việc kiểm soát chi phí trích lập dự phòng và thu nhập từ hợp đồng bancassurance.
Cụ thể, VPBank là ngân hàng duy nhất có mức tăng trưởng lợi nhuận quý I theo ước tính đạt 3 chữ số (tăng 175%), tương đương giá trị ước 11.000 tỷ đồng nhờ ghi nhận đầy đủ phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với AIA và tăng trưởng tín dụng ở mức 7%.
Tiếp theo là SHB với mức tăng trưởng lợi nhuận quý I ước đạt 92%, giá trị 3.200 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng 5% và giá trị tiền gửi tăng 2,5% so với đầu năm, NIM ước tính duy trì ổn định.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacomank) đứng thứ ba về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, ước đạt 40-50% tương đương thu về 1.400-1.500 tỷ đồng trong quý I nhờ gia tăng thu nhập hoạt động và kiểm soát tốt chi phí dự phòng.
Các ngân hàng còn lại có kết quả lợi nhuận quý I ước tăng trưởng dương theo báo cáo của SSI là ACB, BIDV, HDBank, MB, MSB, Sacombank, Techcombank, TPBank, VIB và Vietcombank. Trong đó mức tăng trưởng đều ước 2 chữ số.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Kim Anh (T/h)
-
Điểm tin ngân hàng ngày 23/4: Tiền gửi vào ngân hàng đạt 14,62 triệu tỷ đồng, giảm 0,75%
-
Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
-
Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
-
BIC chi trả hơn 1,4 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng BIDV
- Điểm tin ngân hàng ngày 9/5: Nhiều vướng mắc trong xử lý sở hữu chéo
- Điểm tin ngân hàng ngày 8/5: 9 ngân hàng dự chi kỷ lục hơn 33.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
- Điểm tin ngân hàng ngày 7/5: Nợ xấu ngân hàng vượt 1 triệu tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi còn thấp
- BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức
- Điểm tin ngân hàng ngày 6/5: Khắc phục khoảng trống pháp lý, thúc đẩy xử lý nợ xấu
- Điểm tin ngân hàng ngày 5/5: NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex
- Điểm tin ngân hàng tuần qua: Tăng lá chắn bảo vệ người dùng trong giao dịch số
- Bám sát kế hoạch năm 2025, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I
- Điểm tin ngân hàng ngày 3/5: Nhiều ngân hàng chốt thời hạn ngừng giao dịch thẻ từ ATM
- Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/5: Dự án bến du thuyền trăm tỉ của Vũ "nhôm" đối diện nguy cơ thu hồi