Tin ngân hàng ngày 16/4: PGBank dự kiến sẽ huy động 4.812 tỷ đồng từ liên ngân hàng và trái phiếu chính phủ

12:37 | 16/04/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
PGBank dự kiến sẽ huy động 4.812 tỷ đồng từ liên ngân hàng và trái phiếu chính phủ; Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) bổ nhiệm Tổng giám đốc mới; Ngành bảo hiểm khó duy trì hiệu quả cao năm 2022… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 15/4: VietinBank muốn huy động 15.000 tỷ đồng từ trái phiếuTin ngân hàng ngày 15/4: VietinBank muốn huy động 15.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Tin ngân hàng ngày 14/4: Agribank đăng ký bán ra 3,1 triệu cổ phiếu CMGTin ngân hàng ngày 14/4: Agribank đăng ký bán ra 3,1 triệu cổ phiếu CMG

PGBank dự kiến sẽ huy động 4.812 tỷ đồng từ liên ngân hàng và trái phiếu chính phủ

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ với kế hoạch năm 2022, PGBank lên kế hoạch tổng tài sản tăng 7,7% so với thời điểm cuối năm 2021, dự kiến đạt 43.659 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng mục tiêu tăng 7% lên mức 29.885 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 18.901 tỷ đồng.

Tổng huy động theo kế hoạch năm 2022 là 38.453 tỷ đồng, tổng cho vay thị trường 2 và đầu tư là 11.060 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,8% và tăng 20,9% so với cuối năm 2021. Trích lập dự phòng năm 2022 dự kiến tăng 29%, lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 33%, lần lượt đạt 233 tỷ đồng và 430 tỷ đồng.

PGBank cho biết mục tiêu số dư tài khoản CASA đến cuối năm 2022 là 1.500 tỷ đồng, chiếm 7% tổng nguồn huy động vốn bán lẻ. Ngân hàng này dự kiến sẽ huy động 4.812 tỷ đồng từ liên ngân hàng, trái phiếu chính phủ dự kiến tăng thêm khoảng 406 tỷ đồng. Lợi nhuận từ tự doanh trái phiếu là 20 tỷ đồng, doanh số mua bán ngoại tệ dự kiến đạt 10 tỷ USD.

Tin ngân hàng ngày 16/4: PGBank dự kiến sẽ huy động 4.812 tỷ đồng từ liên ngân hàng và trái phiếu chính phủ
PGBank dự kiến sẽ huy động 4.812 tỷ đồng từ liên ngân hàng và trái phiếu chính phủ.https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ngoài ra, PGBank cũng dự kiến thu hồi tổng cộng 700,6 tỷ đồng. Năm 2022, ngân hàng lên kế hoạch tăng 7,7% nợ xấu lên mức 747 tỷ đồng.

Tại ĐHCĐ sắp tới, PGBank sẽ trình cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư để phục vụ cho việc thoái vốn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) qua hình thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, để đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài tham gia và trúng đấu giá không vi phạm tỷ lệ sở hữu tối đa theo quy định, PGBank trình ĐHCĐ điều chỉnh tạm thời room ngoại, giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trên hệ thống UPCoM về 2% vốn điều lệ.

Nhìn lại kết quả hoạt động năm 2021, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 323 tỷ đồng, tăng 52,5% so với năm 2020 và vợt 4% kế hoạch đề ra. Tổng huy động từ khách hàng đạt 35.680 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 27.929 tỷ đồng, đều vượt kế hoạch đề ra.

Đóng cửa phiên 15/4 cổ phiếu PGB đang ở mức giá 31.400 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 9.400 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) bổ nhiệm Tổng giám đốc mới

Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Thống đốc NHNN về việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas).

Ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Napas đã trao quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc cho ông Nguyễn Quang Minh. Như vậy, ông Nguyễn Quang Minh cùng ông Nguyễn Quang Hưng và Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hồng Quyên sẽ là 3 đại diện phần vốn Nhà nước tại Napas trong giai đoạng 2020-2025.

Ông Nguyễn Quang Minh gia nhập Napas từ tháng 12/2011 với vị trí Phó Tổng Giám đốc của CTCP Chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (nay là Napas) và trải qua nhiều vị trí phụ trách các lĩnh vực khác nhau trong công ty.

Trước đó, ông công tác tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC). ông Minh được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Khối Quản trị IT của VDC vào tháng 8/2003. Ông đã cùng các doanh nghiệp viễn thông của VNPT thành lập Công ty Cổ phần Thanh toán Điện tử VNPT (VNPT EPAY) và trở thành Giám đốc Điều hành của VNPT EPAY vào tháng 4/2008.

CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) được thành lập từ năm 2004, là đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Cổ đông chính của Napas là Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Napas hiện quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông hơn 19.600 máy ATM, hơn 360.000 máy POS phục vụ hơn 120 triệu chủ thẻ với hơn 50 tổ chức thành viên là ngân hàng, trung gian thanh toán, các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức thanh toán quốc tế và nhiều đối tác khác.

Ngành bảo hiểm khó duy trì hiệu quả cao năm 2022

Tổng hợp kế hoạch kinh doanh năm 2022 của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết đã công bố đến thời điểm hiện tại, đa phần các doanh nghiệp đều kỳ vọng tăng trưởng khả quan về doanh thu phí bảo hiểm nhưng thận trọng về lợi nhuận với các kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng thấp hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc.

Tin ngân hàng ngày 16/4:

Sở dĩ các doanh nghiệp bảo hiểm không quá lạc quan về kế hoạch lợi nhuận là bởi doanh thu phí bảo hiểm năm 2022 được kỳ vọng trở lại với đà tăng trưởng cao nhưng chi phí bồi thường cũng sẽ tăng cao hơn.

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và các thay đổi về chính sách đang mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu phí của nhiều sản phẩm bảo hiểm.

Đầu tiên là việc Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6-6,5% và thông thường, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ luôn gấp đôi tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các biến động địa chính trị gần đây đã và đang gây nhiều hệ quả tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, gián tiếp ảnh hưởng nhu cầu bảo hiểm trong thời gian tới. Mặc dù vậy, VDSC vẫn kỳ vọng doanh thu phí sẽ phục hồi tốt từ mức nền thấp của năm 2021.

Ngoài ra, Chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ tháng 12/2021 và kéo dài trong 6 tháng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán xe và phí bảo hiểm xe cơ giới.

Nghị định 97/2021/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (có hiệu lực từ tháng 12/2021) được kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức rủi ro của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, gián tiếp khuyến khích nhu cầu mua bảo hiểm cháy nổ và giảm tỷ lệ bồi thường của sản phẩm này.

Nghị định số 20/2022 NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bổ sung quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, tạo cơ sở tăng trưởng doanh thu cho bảo hiểm trách nhiệm hoặc bảo hiểm xây dựng (tùy theo cách phân loại của công ty bảo hiểm).

Thực tế, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ 2 tháng đầu năm đạt 11.248 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Sau khi xem xét các yếu tố bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam mới nổi lên gần đây, các chuyên gia dự phóng tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ có thể sẽ chậm lại trong các tháng tới và tăng trưởng cả năm có thể đạt xấp xỉ 13-14% hay 65.386 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự lạc quan về tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, VDSC cũng cho rằng nhiều khả năng chi phí bồi thường sẽ tăng mạnh trở lại trong năm 2022. Với giả định tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc 13,5% và tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 38,9%, các chuyên gia ước tính số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc toàn ngành có thể tăng mạnh 34,6% lên 25.435 tỷ đồng.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kim Anh (T/h)

vietinbank
ajinomoto