Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng

09:31 | 27/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
NHNN tăng vốn điều lệ cho 4 "ông lớn" ngân hàng; Nhiều ngân hàng triển khai gói dịch vụ miễn phí tin nhắn; Hàng loạt ngân hàng kỳ vọng lãi lớn trong năm 2022; Lượng tiền mặt trong nền kinh tế tăng hơn 307.000 tỷ chỉ trong 1 tháng…là những tin tức ngân hàng nổi bật trong tuần qua

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Nhiều ngân hàng chuẩn bị có biến động lớn về nhân sự cấp caoTin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Nhiều ngân hàng chuẩn bị có biến động lớn về nhân sự cấp cao

Tin ngân hàng ngày 26/3: Sun Group trở thành cổ đông NCB sau khi mua gần 740 nghìn cổ phiếuTin ngân hàng ngày 26/3: Sun Group trở thành cổ đông NCB sau khi mua gần 740 nghìn cổ phiếu

Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng

Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise, đơn vị kinh doanh 220 ha "đất vàng" ở TP Vũng Tàu, bị Cục thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phong toả tài khoản vì nợ hơn 9,5 tỉ đồng tiền thuế. Trước đó, công ty này cũng bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng tiền thuê đất.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng
Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ngày 25-3, thông tin từ Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đơn vị này vừa có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp phong toả tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng.

Trong đó, quyết định cưỡng chế bằng biện pháp phong toả tài khoản đối với Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise (địa chỉ số 1, đường Thuỳ Vân, TP Vũng Tàu). Công ty này bị cưỡng chế do có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định với số tiền hơn 9,5 tỉ đồng.

Quyết định có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 23-3 đến 21-4.

Trước đó, công ty này cũng bị Chi cục thuế Vũng Tàu – Côn Đảo phong toả tài khoản vì khoản nợ hơn 800 tỉ tiền thuê đất từ tháng 6-2018 đến nay.

Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise được thành lập tháng 4-1991, là liên doanh Công ty du lịch quốc tế Vũng Tàu (Việt Nam) và Công ty Paradise Development and Investment (Đài Loan - Trung Quốc).

Giấy phép thành lập do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư) cấp. Phía Việt Nam được giao khu " đất vàng " rộng 220 ha ở Bãi Sau, TP Vũng Tàu để góp vốn với nước ngoài đầu tư dự án "khu du lịch Vũng Tàu Paradise", thời hạn sử dụng 25 năm.

Đến năm 2018 dự án hết hạn liên doanh, trong quá trình xây dựng và hoạt động, dự án chỉ hoàn thành và đưa vào sử dụng sân golf 27 lỗ, với diện tích 130 ha và nhà rông, phần còn lại của dự án khoảng gần 100 ha bị bỏ phí suốt nhiều năm qua. Công ty cũng liên tục báo lỗ và kinh doanh không hiệu quả.

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu sau nhiều lần họp đang có hướng thu hồi khu đất này cho các đơn vị có năng lực đấu thầu.

NHNN tăng vốn điều lệ cho 4 "ông lớn" ngân hàng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục xử lý nợ xấu. Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank. Theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong kế hoạch hành động, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Tại Hội nghị đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước diễn ra ngày 24/3, Vietcombank cho rằng, qui mô vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn của các NHTMNN còn ở mức rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển cũng như chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, tổng vốn điều lệ của các NHTMNN chỉ còn chiếm 23,6% vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng.

Điều đó dẫn đến hạn chế năng lực của các NHTMNN trong việc mở rộng kinh doanh, cung ứng vốn cho nền kinh tế, giảm sút thị phần huy động vốn (từ trên 52% năm 2018 xuống 48% năm 2021) và tín dụng (từ trên 50% năm 2018 xuống 46% năm2021) và có nguy cơ làm suy yếu vai trò chủ đạo, dẫn dắt thị trường của các NHTMNN.

Để khắc phục những hạn chế trên, Vietcombank đề nghị Chính phủ xem xét cho phép các NHTMNN được sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quĩ để tăng vốn điều lệ và tăng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các NHTM, trước mắt lên 35%.

Hiện nay, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV đạt 169,6 nghìn tỉ đồng, trong đó, Agribank có vốn điều lệ là 34.091 tỷ đồng; BIDV là hơn 40.220 tỷ đồng; VietinBank (48.058 tỷ đồng) và Vietcombank (47.325 tỷ đồng).

Nhiều ngân hàng triển khai gói dịch vụ miễn phí tin nhắn

Gần đây, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện chủ trương giảm phí dịch vụ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng
Nhiều ngân hàng triển khai gói dịch vụ miễn phí tin nhắn/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Cụ thể, HDBank đang có gói dịch vụ 0 đồng cho khách hàng cá nhân tham gia mở mới 1 trong 3 gói thuộc tài khoản HDBank Pro gồm: HDB ISmart Plus, HDB Pro, HDB Pro Plus hoặc chuyển đổi tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản HDBank Pro miễn 100% phí tin nhắn mobile banking. VietCapital Bank đang áp dụng chính sách miễn phí tin nhắn cho khách hàng sử dụng các gói tài khoản ngân hàng khuyến khích. ACB miễn phí toàn bộ phí tin nhắn SMS cho khách hàng sử dụng tài khoản thương gia, tài khoản ưu tiên của ngân hàng này.

Một số NHTM khác như Vietcombank, Agribank... cho biết chấp nhận bù lỗ để duy trì biểu phí tin nhắn cũ ở mức 9.900-11.0000 đồng/tháng để hỗ trợ khách hàng trong khi nhiều NHTM khác vẫn thực hiện thu phí bậc thang. Nhiều NHTM khuyến nghị khách hàng chuyển sang sử dụng tin nhắn trên ứng dụng (App) ngân hàng điện tử để được miễn phí hoàn toàn.

Hàng loạt ngân hàng kỳ vọng lãi lớn trong năm 2022

Sau năm 2021 khá tích cực, nhiều ngân hàng tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh tham vọng trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ 19-22%, có đơn vị tới hơn 30%.

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) là ngân hàng đầu tiên tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Tại Đại hội, VIB ước lãi quý I/2022 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 24-25% so với cùng kỳ và tương đương 21% kế hoạch năm, với tăng trưởng tín dụng trên 5%. Năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận 10.500 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021; tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn đều tăng 30% lên lần lượt là 402.500 tỷ đồng, 265.600 tỷ đồng và 280.600 tỷ đồng.

Trước đó, dù chưa chính thức tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 nhưng nhiều ngân hàng cũng đã tiết lộ kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong quý I/2022.

Chiều ngày 15/3, ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc MBB cho biết, lợi nhuận hợp nhất quý I của ngân hàng đạt khoảng 5.500 tỷ đồng. Trong 5 năm tới, MB phấn đấu đạt doanh thu 120.000 tỷ đồng (tương đương mức tăng trưởng 24%/năm) và lợi nhuận 45.000 tỷ đồng (tương đương tăng 21%/năm) vào năm 2026.

Tại ĐHĐCĐ năm 2021 bất thường tổ chức thành công mới đây, Ban điều hành Eximbank đã đề xuất kế hoạch tham vọng cho năm 2022 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trên 100%.

Cụ thể, Eximbank dự kiến ghi nhận tổng tài sản đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2021. Trong đó, huy động vốn ngân hàng đến cuối năm đạt 147.600 tỷ, tăng 6,5% và dư nợ cấp tín dụng bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp là 131.400 tỷ đồng, tăng 13,5%. Eximbank kỳ vọng thu về 2.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2022, tăng 107% so với mức thực hiện năm 2021.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2022, OCB dự kiến tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25% – 30%; duy trì cổ tức từ 20% – 25% cho cổ đông.

Không chỉ các ngân hàng cổ phần, khối quốc doanh cũng đã hé lộ những kế hoạch kinh doanh sơ bộ trong năm 2022.

Cụ thể, tại hội nghị triển khai công tác hoạt động kinh doanh năm 2022, lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 8%, tín dụng tăng 12%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12%.

Tương tự, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế năm 2022 đạt 10% - 20%; tổng tài sản tăng trưởng khoảng 5% - 10%; tín dụng tăng trưởng khoảng 10% - 14%; nguồn vốn huy động tăng trưởng 10% - 12%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Lượng tiền mặt trong nền kinh tế tăng hơn 307.000 tỷ chỉ trong 1 tháng

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố , tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế tăng 2,59% trong tháng 1, tương đương cung tiền đã mở rộng thêm 346.643 tỷ đồng. Con số này gấp gần 3,8 lần quy mô cung tiền tăng thêm trong tháng 1/2021.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise bị phong toả tài khoản vì nợ hơn 800 tỉ đồng
Lượng tiền mặt trong nền kinh tế tăng hơn 307.000 tỷ chỉ trong 1 tháng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong đó, lượng tiền mặt trong lưu thông tăng hơn 20%, tương đương mở rộng thêm 307.410 tỷ đồng. Qua đó, kéo tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán tăng từ 11,34% vào cuối năm 2021 lên 13,29%, cao nhất kể từ tháng 1/2019.

Tiền mặt trong lưu thông tăng đột biến vào tháng đầu năm một phần có thể lý giải từ yếu tố mùa vụ khi nhu cầu chi tiêu, thanh toán của người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Và thực tế, tỷ trọng tiền mặt cũng thường tăng mạnh trong tháng 1 các năm trước và giảm dần vào những tháng tiếp theo.

Không chỉ tiền mặt, lượng tiền gửi vào các tổ chức tín dụng cũng tăng hơn 0,3% trong tháng 1, trái ngược với xu hướng giảm của năm 2021. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 1,2% trong tháng 1, trái lại tiền gửi của khu vực dân cư có sự phục hồi với mức tăng 1,9%.

Xét về quy mô, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm hơn 68.000 tỷ đồng, chủ yếu thể hiện tính mùa vụ khi doanh nghiệp rút tiền để thực hiện chi trả lương thưởng cho lao động trước tết Nguyên Đán. Ngược lại, tiền gửi của người dân tăng hơn 103.000 tỷ đồng, đây cũng là tháng người dân gửi ròng tiền vào ngân hàng nhiều nhất trong 10 tháng trở lại đây.

Trong khi đó, Chứng khoán VnDirect cho rằng NHNN sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho đến ít nhất là cuối quý 2/2022 do (1) Mặc dù áp lực lạm phát dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng tới, nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân hai tháng đầu năm vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 4%, (2) sức cầu trong nước vẫn tương đối yếu, chưa phục hồi hoàn toàn về mức bình thường trước đại dịch, (3) NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Mặc dù không cho rằng NHNN sẽ cắt giảm thêm các lãi suất chính sách chủ chốt của mình, nhưng VnDirect cũng tin rằng NHNN sẽ không nâng lãi suất này điều hành trong 6 tháng đầu năm nay, nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)