Tin ngân hàng ngày 6/9: Tổng tài sản ngành ngân hàng giảm hơn 327.000 tỷ đồng trong một tháng

10:00 | 06/09/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
VPBank nới room ngoại lên 30%; ABBANK hợp tác đa dạng với Biti’s mang lại tiện ích cho khách hàng… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 6/9: Phí chồng phí, thẻ tín dụng quốc tế vẫn áp đảo tại Việt NamTin ngân hàng ngày 6/9: Phí chồng phí, thẻ tín dụng quốc tế vẫn áp đảo tại Việt Nam
Tin ngân hàng ngày 4/9: Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốnTin ngân hàng ngày 4/9: Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn

Tổng tài sản ngành ngân hàng giảm hơn 327.000 tỷ đồng trong một tháng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/7/2023 ở mức hơn 18.442.412 tỷ đồng, giảm 327.488 tỷ đồng so với cuối tháng 6, tương đương giảm 1,7%.

Tin ngân hàng ngày 6/9: Tổng tài sản ngành ngân hàng giảm hơn 327.000 tỷ đồng trong một tháng
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Sự sụt giảm chủ yếu đến từ hai nhóm là NHTM Nhà nước và NHTM Cổ phần. Theo đó, tài sản các NHTM Nhà nước đã giảm hơn 157.000 tỷ so với cuối quý 2, xuống còn 7,501 triệu tỷ đồng (tương đương giảm 2,1%); tài sản các NHTM Cổ phần giảm gần 127.200 tỷ xuống còn gần 8,382 triệu tỷ đồng (tương đương giảm 1,5%).

Ngoài hai nhóm ngân hàng trên, khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài và Công ty tài chính, cho thuê cũng có quy mô tài sản giảm trong tháng 7 với mức thu hẹp lần lượt là gần 45.200 tỷ và 6.000 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, ba nhóm ghi nhận tổng tài sản tăng so với cuối quý II là Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã và Quỹ Tín dụng nhân dân.

Nguyên nhân khiến tổng tài sản ngành ngân hàng giảm mạnh trong tháng 7 không được công bố. Song, diễn biến này xuất hiện trong bối cảnh quy mô tín dụng toàn ngành (cấu phần lớn nhất của tổng tài sản) bất ngờ tăng trưởng âm vào tháng 7.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 7 đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022 nhưng giảm nhẹ so với mức 4,7% được công bố vào cuối tháng 6. Tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm nay cũng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (khoảng 9,54%), thậm chí chưa đạt được một nửa tăng trưởng năm ngoái. Trong khi đó, định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay lên tới 14-15%.

Ngân hàng ngoại nào lãi lớn tại Việt Nam?

6 tháng đầu năm nay, HSBC và Shinhan Việt Nam ghi nhận lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Vừa qua, Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với mức lãi sau thuế 2.650 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Dư nợ cho vay của nhà băng ngoại này chỉ tăng 1% so với đầu năm song thu nhập lãi thuần đạt 4.000 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần cùng kỳ 2022. Lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng khá 8% lên 433 tỷ. Riêng mảng kinh doanh ngoại hối kém hơn khi lãi từ hoạt động này giảm 40% xuống 372 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của HSBC ở mức 0,17%, tăng nhẹ so với mức 0,13% hồi đầu năm. Tổng tài sản của nhà băng này tính đến hết quý II ở mức 190.290 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm do giảm chứng khoán đầu tư và lượng tiền gửi tại các ngân hàng khác.

Trong khi đó, Ngân hàng Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank), nửa đầu năm nay cũng ghi nhận lãi sau thuế gấp rưỡi cùng kỳ 2022, đạt gần 2.400 tỷ đồng.

Nhà băng này không công bố chi tiết báo cáo tài chính, tuy nhiên với mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Shinhan Bank tăng từ 14,7% hồi đầu năm lên hơn 17% vào cuối quý II.

Hai nhà băng ngoại ghi nhận mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm, trái ngược với bức tranh chung của các ngân hàng trong nước khi ghi nhận mức lãi chững lại.

Lợi nhuận của HSBC và Shinhan Việt Nam hiện tương đương với một số nhà băng nội như TPBank hay MSB.

VPBank nới room ngoại lên 30%

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố thông tin thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30%.

Theo văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VPBank công bố điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) lên 30% vốn điều lệ Ngân hàng.

Thời điểm chính thức điều chỉnh sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo thực hiện phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo tìm hiểu, tính đến 05/09/2023, room ngoại của VPBank là 17,72%, trong đó room ngoại còn trống 1,63% (109,7 triệu cp).

Như vậy, sau khi điều chỉnh, room ngoại tại VPBank sẽ tăng lên mức trần 30% như các ngân hàng STB, NAB, KLB, SHB, BID…

Trước đó, ĐHĐCĐ 2023 của VPBank đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tăng vốn điều lệ và nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên đến tối đa 30% vốn điều lệ.

Ngân hàng chào bán gần 1,2 tỷ cp, tương đương 15% vốn, cho nhà đầu tư chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (tính trên vốn điều lệ của VPBank sau khi hoàn thành việc phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài). Giá chào bán dự kiến 30.159 đồng/cp.

Sau khi trở thành cổ đông chiến lược của VPBank, Sumitomo Mitsui Banking Corporation bị hạn chế chuyển cổ phần theo quy định pháp luật liên quan. VPBank có thể thỏa thuận với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài về một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Gần đây, tại ĐHĐCĐ 2023, Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng chia sẻ, VPBank là 1 trong 4 ngân hàng trong diện nhận tái cơ cấu ngân hàng yếu kém bắt buộc và hiện đang nghiên cứu đề xuất của các cơ quan chức năng. Trong dự thảo đề án, 4 ngân hàng tham gia thì 2 ngân hàng sẽ được nới room ngoại lên 49% nhưng còn phụ thuộc vào quá trình phê duyệt, đề xuất nghiên cứu.

ABBANK hợp tác đa dạng với BITI’S mang lại tiện ích cho khách hàng

Ngày 5/9, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) và Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) đã tổ chức ký kết Biên bản thỏa thuận ghi nhớ, khởi đầu cho các hạng mục hợp tác đa dạng giữa hai bên trong thời gian tới, nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng.

Tin ngân hàng ngày 6/9: Tổng tài sản ngành ngân hàng giảm hơn 327.000 tỷ đồng trong một tháng
ABBANK hợp tác đa dạng với BITI’S mang lại tiện ích cho khách hàng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, ABBANK và Biti’s cam kết sẽ hợp tác và đồng hành cùng nhau dựa trên 4 mục tiêu chính: hợp lực trong việc kiến tạo trải nghiệm khách hàng hạnh phúc; cùng nhau xây dựng và lan toả văn hoá hạnh phúc trong cộng đồng; chia sẻ và hợp tác các cơ hội kinh doanh và đồng kiến tạo giá trị mới dựa trên việc kết hợp thế mạnh của hai bên.

Đây là lần đầu tiên trên thị trường có một ngân hàng và một doanh nghiệp cùng hợp lực thiết kế trải nghiệm hạnh phúc cho khách hàng, lan toả lối sống hạnh phúc trong cộng đồng.

Lễ ký kết được xem là bước khởi đầu cho quá trình hợp tác đa dạng của ABBANK và Biti’s, dựa trên sự tương đồng về triết lý kinh doanh hướng tới trải nghiệm hạnh phúc cho khách hàng. Dự kiến sắp tới, hai bên sẽ triển khai hợp tác trên nhiều phương diện, từ sản phẩm dịch vụ, khách hàng, kênh phân phối, hoạt động quảng bá và các chính sách chia sẻ.

Ông Phạm Duy Hiếu - quyền Tổng giám đốc ABBANK, nhận định: “Mô hình kinh doanh đồng kiến tạo đem đến cơ hội phát huy thế mạnh và khai thác tối đa tiềm năng của cả hai bên. Đó là cách phát triển mà cả ABBANK và Biti’s cùng hướng tới khi quyết định đồng hành cùng nhau và đồng hành cùng khách hàng.

"Trong lần hợp lực lần này, Biti’s sẽ vừa là khách hàng vừa là đối tác của ABBANK để không chỉ tạo thêm lợi ích cho cả hai bên mà còn tạo ra những giá trị mới cho thị trường và người tiêu dùng. Đây cũng chính là một trong những bước hiện thực hóa chiến lược khách hàng làm trọng tâm mà ABBANK theo đuổi những năm qua”.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)