Tin ngân hàng ngày 6/4: Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 22.087 tỷ đồng

10:15 | 06/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
ABBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2023 tăng 68%; Lãi suất liên ngân hàng tăng phiên thứ hai liên tiếp; MB đặt kế hoạch lợi nhuận vượt 26.000 tỷ trong năm 2023… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 5/4: HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận gần 13.200 tỷ trong năm 2023Tin ngân hàng ngày 5/4: HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận gần 13.200 tỷ trong năm 2023
Tin ngân hàng ngày 4/4: Nợ xấu của Sacombank còn bao nhiêu ở VAMC?Tin ngân hàng ngày 4/4: Nợ xấu của Sacombank còn bao nhiêu ở VAMC?

Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 22.087 tỷ đồng, tăng 51%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần đạt hơn 59.800 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.

Tin ngân hàng ngày 6/4: Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 22.087 tỷ đồng
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, các khoản kinh doanh khác bao gồm lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối tăng 89% so với năm ngoái lên 2.857 tỷ đồng. Lãi từ chứng khoán đầu tư cũng tăng 96% so với năm trước.

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh lỗ 36 triệu đồng trong năm. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần cũng ghi nhận thu nhập giảm 3% so với năm 2021.

Trong năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của Agribank đạt 76.802 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước và chi phí hoạt động cũng tăng lên 27.554 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% so với cùng kỳ.

Về chi phí dự phòng, năm qua Agribank đã tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên hơn 27.160 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2022, lợi nhuận trước thuế tại Agribank đạt 22.087 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ.

Với kết quả lợi nhuận kể trên, Agribank đã trở thành ngân hàng có lãi trước thuế cao thứ 5 hệ thống ngân hàng và cao thứ 3 trong nhóm Big 4, xếp sau Vietcombank (37.356 tỷ đồng), Techcombank (25.568 tỷ đồng), BIDV (23.058 tỷ đồng) và MB Bank (22.279 tỷ đồng).

Về tổng tài sản, tại ngày 31/12/2022, danh mục tổng tài sản của Agribank đạt 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 10,6%. Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất bao gồm cho vay khách hàng đạt hơn 1,4 triệu tỷ và tiền gửi của khách hàng đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng, tăng lần lượt 5,8% và 5,1% so với năm 2021.

Khoản huy động vốn tại ngân hàng này cũng tăng so với cùng kỳ, đạt 1,6 triệu tỷ đồng và tín dụng đạt 1,4 triệu tỷ, tăng 9,8%.

Về chất lượng cho vay của Agribank, nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2022 là 26.064 tỷ đồng, tăng 2,1%, chủ yếu do nợ nhóm 3 và nhóm 5 tăng so với năm ngoái. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm từ 1,94% xuống còn 1,81%.

Tính tới thời điểm 31/12/2022, vốn điều lệ tại ngân hàng này là 24.328 tỷ đồng, đây là mức vốn điều lệ mà Agribank vẫn giữ trong nhiều năm nay. Trước đó, Agribank từng là ngân hàng lớn nhất cả nước về vốn điều lệ, song ngân hàng này hiện đã không còn giữ vị trí này do nhiều ngân hàng đã vượt qua.

ABBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2023 tăng 68%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 vừa công bố, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 2,826 tỷ đồng, tăng đến 68% so với năm 2022. Đồng thời, Đại hội cũng sẽ bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2023-2027.

ABBank đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, quy mô tổng tài sản tăng trưởng 5% so với đầu năm, đạt 136,816 tỷ đồng. Huy động thị trường 1 tăng 2% (93,508 tỷ đồng).

Tăng trưởng tín dụng mục tiêu 10%, bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tương đương đạt 97,382 tỷ đồng. Chỉ tiêu này sẽ được thay đổi từng thời kỳ theo sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Lợi nhuận trước thuế ABBank đề ra cho cả năm 2023 là 2,826 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2022.

Điểm lại kết quả kinh doanh năm 2022, trong năm, ABBank trích ra gần 777 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, do đó Ngân hàng chỉ thu về hơn 1,702 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 13% so với năm trước.

So với kế hoạch 3,079 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm 2022, ABBank chỉ thực hiện được 55% mục tiêu.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của ABBank tăng 8% so với đầu năm, lên mức 130,161 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 19% (82,010 tỷ đồng), tiền gửi khách hàng tăng đến 24% (84,124 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng là 2.88%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Ngân hàng là 1,353 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, cộng với lợi nhuận còn lại của các năm trước chưa sử dụng, tổng lợi nhuận còn lại chưa phân phối là gần 2,483 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu theo nghị quyết ĐHĐCĐ 2022 là gần 941 tỷ đồng (tỷ lệ 10%). Lợi nhuận còn lại chưa phân phối sau khi chia cổ tức là gần 1,542 tỷ đồng.

Đại hội lần này cũng sẽ bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới 2023-2027. HĐQT gồm 07 thành viên, trong đó 02 thành viên độc lập; BKS gồm 03 thành viên trong đó có 02 thành viên chuyên trách.

Lãi suất liên ngân hàng tăng phiên thứ hai liên tiếp

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm 90 - 95% giá trị giao dịch) trong phiên giao dịch 3/4 đã tăng mạnh lên mức 2,12%, gấp gần 2 lần mức ghi nhận cuối tuần trước (1,12%).

Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp của lãi suất liên ngân hàng từ mức thấp nhất ghi nhận vào phiên 30/3 là 0,9%/năm.

Tương tự, lãi suất các kỳ hạn 1 tuần cũng tăng từ mức đáy 8 tháng 1,56% lên 2,6%; kỳ hạn 2 tuần tăng từ 2,26% lên 2,46%; kỳ hạn tháng tăng từ 4,24% lên 5,2%.

Dù bật tăng tương đối mạnh, lãi suất liên ngân hàng hiện vẫn ở vùng thấp nhất kể từ tháng 8/2022.

Trước đó, lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm sâu vào nửa cuối tháng 3 khi thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn giai đoạn trước. Thanh khoản dồi dào và lãi suất liên ngân hàng giảm sâu khiến cho lượng vốn chào thầu của NHNN trên thị trường mở liên tục bị “ế”.

Cụ thể, ngày 4/4 đánh dấu phiên thứ 11 hệ thống ngân hàng không vay một đồng nào từ NHNN trên kênh OMO dù cơ quan này đã tăng kỳ hạn cho vay lên tới 35 ngày.

Việc các ngân hàng không "mặn mà" với kênh cho vay của NHNN cũng dễ hiểu khi lãi suất chào thầu OMO dù đã giảm nhưng vẫn cao hơn so với lãi suất VND liên ngân hàng. Hay có thể nói, các ngân hàng đang ưu tiên vay mượn lẫn nhau để bù đắp thanh khoản thay vì tìm đến NHNN bởi chi phí vốn thấp hơn.

MB đặt kế hoạch lợi nhuận vượt 26.000 tỷ trong năm 2023

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố tài liệu phục vụ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tại khách sạn JW Marriott, Hà Nội.

Tin ngân hàng ngày 6/4: Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 22.087 tỷ đồng
MB đặt kế hoạch lợi nhuận vượt 26.000 tỷ trong năm 2023/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong năm 2023, ban lãnh đạo MB dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 15% so với năm 2022, đạt 26.100 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tăng 14% lên 830.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 20%, đạt 54.363 tỷ đồng. Tín dụng dự kiến đạt 583.600 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 2% và riêng Ngân hàng mẹ dưới 1,5%.

Về định hướng hoạt động năm 2023, bên cạnh việc triển khai Chiến lược phát triển theo lộ trình, trong giai đoạn tới, ban lãnh đạo MB cho biết ưu tiên tìm kiếm những không gian tăng trưởng mới, cơ hội hợp tác mới.

HĐQT định hướng tiếp tục phát triển và kiện toàn Tập đoàn tài chính MB thông qua việc dự kiến liên doanh với đối tác có năng lực để chuyển đổi hình thức pháp lý MBCambodia (từ ngân hàng 100% vốn của MB) thành Ngân hàng liên doanh tại Campuchia, hướng đến phát triển phân khúc cho vay tiêu dùng, khách hàng cá nhân và khai thác các lợi thế của MB và đối tác tại thị trường này; nghiên cứu các mô hình đầu tư/hợp tác kinh doanh tại các quốc gia khác trên thế giới và các công ty có mối quan hệ liên kết, nhằm thống nhất mục tiêu chuyển dịch số, tăng trưởng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

MB sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ chính trị quan trọng là tham gia phương án nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng là một Ngân hàng Thương mại theo các nội dung đã được ĐHĐCĐ thông qua và các giao dịch hợp tác, hỗ trợ với ngân hàng thương mại đó để chuẩn bị cho việc MB nhận chuyển giao bắt buộc, đồng thời có thể nắm bắt cơ hội tiếp tục tăng trưởng quy mô và mạng lưới hoạt động của Tập đoàn.

Với nguồn lực chất lượng và có kinh nghiệm triển khai thành công một số phương án tái cơ cấu, cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ và NHNN, MB kỳ vọng sẽ thực hiện thành công phương án nhận CGBB một TCTD, tận dụng hiệu quả các lợi thế hỗ trợ để tăng tốc phát triển, góp phần sớm hoàn thành các mục tiêu Chiến lược.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)

vietinbank
ajinomoto