Tin ngân hàng ngày 14/10: Gửi tiết kiệm tại KienlongBank nhận ưu đãi lãi suất lên tới 8,6%

11:00 | 14/10/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Nhiều người mất hàng trăm triệu đồng do đầu tư vào các app không chính thống; NCB vào top 10 thương hiệu mạnh, ngành ngân hàng 2022; VPBank vinh dự nhận giải quốc tế về quản trị rủi ro… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 13/10: Trong một ngày, SCB huy động được 6.000 tỷ đồng tiền gửiTin ngân hàng ngày 13/10: Trong một ngày, SCB huy động được 6.000 tỷ đồng tiền gửi
Tin ngân hàng ngày 12/10: SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 9.785 tỷ đồngTin ngân hàng ngày 12/10: SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 9.785 tỷ đồng

Gửi tiết kiệm tại KienlongBank nhận ưu đãi lãi suất lên tới 8,6%

Theo đó, khách hàng tham gia gửi tiết kiệm trực tuyến thông qua ứng dụng Mobile Banking KienlongBank Plus hoặc Umee by KienlongBank và lựa chọn phương thức lãnh lãi cuối kỳ sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi lên đến 8,6%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Tin ngân hàng ngày 14/10: Gửi tiết kiệm tại KienlongBank nhận ưu đãi lãi suất lên tới 8,6%
Gửi tiết kiệm tại KienlongBank nhận ưu đãi lãi suất lên tới 8,6%/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đối với các kỳ hạn ngắn hơn (từ 6 tháng đến dưới 12 tháng) mức lãi suất ưu đãi trong tháng Tiêu dùng số tại KienlongBank cũng được điều chỉnh dao động từ 8,1% - 8,3% tùy từng kỳ hạn, áp dụng cho hình thức gửi tiền trực tuyến, lãnh lãi cuối kỳ.

Trong trường hợp khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy thay vì tiết kiệm trực tuyến, mức lãi suất cũng được điều chỉnh với biên độ 0,3% tương ứng với từng kỳ hạn. Sau điều chỉnh, biên độ lãi suất cho các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 36 tháng dao động từ 7,8% - 8,3%.

So với mặt bằng chung lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường, KienlongBank nằm trong top ngân hàng có mức mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt là các kỳ hạn dài trên 12 tháng. Với chênh lệch lớn trong biên độ lãi suất, khách hàng lựa chọn gửi tiền tại KienlongBank sẽ thấy ngay lợi nhuận hiện hữu dựa trên khoản tiền gửi của mình.

Đại diện KienlongBank chia sẻ: “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia và tháng Tiêu dùng số, KienlongBank Plus - Ứng dụng của Ngân hàng đã được vinh danh tại giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam”. Ban Lãnh đạo Ngân hàng mong muốn thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng rộng rãi ứng dụng KienlongBank Plus và Umee by KienlongBank cho các giao dịch đầu tư, tích lũy và thanh toán hàng ngày. Qua đó, định hướng lâu dài của chúng tôi là góp phần vào mục tiêu chung xây dựng xã hội không tiền mặt theo định hướng của Chính phủ”.

Không chỉ tăng mạnh lãi suất đối với trường hợp khách hàng gửi tiền trực tuyến, KienlongBank còn đẩy mạnh chương trình khuyến mại “Sinh nhật Vàng - Trúng nhà Sang” nhân dịp Sinh nhật 27 năm hình thành và phát triển. Khách hàng may mắn sẽ có cơ hội trúng căn hộ cao cấp Sunshine Sky City cùng nhiều phần quà giá trị và hấp dẫn khác như Macbook, iPhone, Apple Watch, Airpods hay sổ/tài khoản tiết kiệm…

Nhiều người mất hàng trăm triệu đồng do đầu tư vào các app không chính thống

Tạo sức hút lợi nhuận, những app kêu gọi đầu tư không chính thống vẫn đang thu hút hàng nghìn người tham gia đầu tư. Những lời quảng cáo có cánh như:

Cam kết đầu tư chắc thắng, thực hiện giao dịch T+0 có thể đưa lãi lên đến 30% trong ngày.

"Các nhà đầu tư có số vốn cao hơn 100.000 USD, bên em sẽ có đội ngũ hỗ trợ, lợi nhuận chắc chắn sẽ nhận được", một đối tượng môi giới quảng cáo.

Lợi nhuận cao khoảng 12% ngày, cam kết rút gốc sau 3 tháng, chơi là thắng, ứng dụng Bitder Trade đang thu hút nhiều người tham gia để thực hiện mua bán các loại cổ phiếu mạnh trên thị trường.

Một người tham gia sàn Bitder Trade chia sẻ: "Số tiền là 30%, khi tôi lo thêm gần 300 triệu chuyển cho các đối tượng, tôi vẫn không rút được tiền".

Theo tìm hiểu, những mô hình lừa đảo loại này có phần gia tăng. Tinh vi hơn, các đối tượng đã thành lập app mẹ, phía trong là các app con, hay các app "bình mới rượu cũ", những app đổi tên, còn nội dung bên trong là một, như Stock X thành APPE; Trading FT thành V-GATE… mạo danh mô hình các sàn chứng khoán tại Việt Nam, giới thiệu đang nắm giữ 70% cổ phiếu chất lượng cao trên thị trường và có thể giao dịch siêu ngắn hạn T+0 gấp 3 tài khoản.

"Một kênh thể chế độc lập và độc quyền. Cổng giao dịch được kết nối trực tiếp với Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mà không cần thông qua máy chủ của công ty chứng khoán, được che chắn, bảo mật chặt chẽ, tránh sự giám sát của Ủy ban điều tiết chứng khoán và sàn giao dịch. Chúng tôi không ngừng theo đuổi để đem lại lợi nhuận cho mọi người", đối tượng môi giới quảng cáo tại một buổi học online.

Không có giấy phép hoạt động, dấu hiệu giao dịch bất thường, nhưng vì lợi nhuận nên hàng nghìn người dân vẫn bất chấp rủi ro tham gia. Chẳng hạn Trading FT mới hoạt động hơn 1 tháng, nhưng đã thu hút hàng trăm người dân tham gia với số tiền hàng chục tỷ đồng.

Trước sự bất thường của các app kêu gọi đầu tư chứng khoán, mới đây, nhiều người dân đã làm đơn nộp lên cơ quan công an. Trong khi đó, các môi giới vẫn tiếp tục thành lập nhiều nhóm Zoom, Zalo khác nhau để kêu gọi người tham gia. Theo thông tin mới cập nhật, hiện nhóm nay đang thành lập một app mới với tên gọi Stonance để tiếp tục các chiêu trò lừa đảo.

NCB vào top 10 thương hiệu mạnh, ngành ngân hàng 2022

Vừa qua, Ban Tổ chức chương trình “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2022” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) công bố, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được Hội đồng bình chọn đạt Top 10 “Thương hiệu mạnh – ngành Ngân hàng 2022”.

Theo đó, Chương trình "Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022" với chủ đề "Kiến tạo và phát triển thương hiệu Việt Nam xanh" ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp uy tín, có nhiều thành tích ấn tượng trong khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Các thương hiệu thể hiện rõ tầm nhìn, sứ mệnh cũng như kế hoạch hành động trong việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, nhân văn và bao trùm.

Kể từ khi đại dịch diễn ra, NCB vừa phát triển bền vững vượt qua đại dịch Covid-19, vừa chia sẻ khó khăn với cộng đồng bằng cách giảm lãi suất, miễn/giảm phí dịch vụ góp phần hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời Ngân hàng cũng đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cấp trải nghiệm khách hàng trên không gian số.

Bên cạnh đó, NCB cũng là tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng. Từ năm 2020 đến nay, NCB luôn định hướng phát triển khách hàng vào các lĩnh vực ưu tiên như: cho vay lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao… Ngoài ra, NCB cũng đã đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất gần 300 tỷ đồng đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong 2 năm 2022-2023 theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Được biết, NCB là ngân hàng tích cực chuyển đổi số nhất, liên tục thúc đẩy các sáng kiến số hóa nhằm mang đến cho khách hàng giải pháp đơn giản và trực quan. Ngân hàng đã nâng cấp ứng dụng di động NCB iziMobile, đặc biệt là tính năng định danh khách hàng điện tử (e-KYC), từ đó hút thêm hàng trăm nghìn khách hàng mỗi năm. Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có thể trải nghiệm hệ sinh thái khép kín trong giao dịch tài chính, từ bước mở tài khoản tới đăng ký, phát hành, quản lý sản phẩm, dịch vụ...

VPBank vinh dự nhận giải quốc tế về quản trị rủi ro

Vượt qua các tiêu chí của ban tổ chức, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là đại diện Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc nhất năm - Vietnam House of The Year 2022” trong lĩnh vực Quản trị rủi ro. Đây là lần thứ 2 liên tiếp VPBank được trao tặng giải thưởng này.

Tin ngân hàng ngày 14/10: Gửi tiết kiệm tại KienlongBank nhận ưu đãi lãi suất lên tới 8,6%
VPBank vinh dự nhận giải quốc tế về quản trị rủi ro/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong quản trị rủi ro, hội đồng bình chọn đánh giá cao hệ thống quản lý rủi ro vững chắc của ngân hàng trong bối cảnh nâng cao nhu cầu chuyển đổi linh hoạt để thích ứng với trạng thái bình thường mới sau đại dịch Covid-19, các điều kiện kinh tế - chính trị toàn cầu không ổn định do căng thẳng địa chính trị và chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu. So với cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 14,3% lên hơn 98.583 tỷ đồng, củng cố nền tảng vững chắc cho ngân hàng.

Tính tới 6/2022, hệ số an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn Basel II của ngân hàng hợp nhất đạt 14,3%, vượt mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước là 8%.

Song song với việc tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro trong nước, VPBank còn tập trung vào áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao quy trình quản trị rủi ro. VPBank tự hào là ngân hàng đầu tiên tại thị trường trong nước triển khai toàn diện Basel III về quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động quản lý hàng ngày bằng cách phát triển phương pháp luận và công cụ tính toán để theo dõi hai chỉ số: tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LCR) và tỷ lệ quỹ ổn định ròng (NSFR).

Hội đồng bình chọn Asia Risk cũng đánh giá cao chiến lược của ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển công nghệ mới bằng chính nguồn lực nội bộ. Trong đó có việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng cho ngân hàng - điển hình trên thị trường cho vay mua ôtô. Nhờ ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của ngân hàng, tính đến thời điểm giữa năm 2022, VPBank có tỷ lệ chi phí tính trên thu nhập (CIR) đạt 20,6%. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn tính trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) lần lượt là 3,5% và 23,4%.

Bên cạnh đó, với nhận thức cao về rủi ro tài chính của biến đổi khí hậu, ngân hàng đã xây dựng chiến lược quản trị các rủi ro môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để tích hợp các khía cạnh của ESG vào khung quản trị rủi ro hiện tại.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)