Tin ngân hàng ngày 13/2: Tuần sau Tết các ngân hàng "vay nóng’’ hơn 14.000 tỷ đồng

10:13 | 13/02/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Bảo hiểm thất nghiệp mang lại ý nghĩa thiết thực và nhân văn; Tuần sau Tết các ngân hàng "vay nóng’’ hơn 14.000 tỷ đồng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Tin ngân hàng ngày 12/2: Agribank xếp hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500Tin ngân hàng ngày 12/2: Agribank xếp hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500

Tin ngân hàng ngày 11/2: MSB cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức tới 10 tỷ đồngTin ngân hàng ngày 11/2: MSB cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức tới 10 tỷ đồng

Hơn 463.000 khách hàng sử dụng dịch vụ tiền di động Mobile Money

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ tiền di động (Mobile Money), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức cung ứng dịch vụ ra này thị trường.

Tin ngân hàng ngày 13/2: Tuần sau Tết các ngân hàng
Hơn 463.000 khách hàng sử dụng dịch vụ tiền di động Mobile Money/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Tính ngày 11/2, sau hơn một tháng triển khai, đã có hơn 463.280 khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money của hai nhà mạng. Trong đó Viettel có 402.000 khách hàng và VNPT có 61.280 khách hàng.

Hiện số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán Mobile Money đạt 77.200 điểm (Viettel 68.000 điểm, VNPT gần 9.200 điểm). Nhằm đẩy mạnh truyền thông, phổ cập dịch vụ Mobile Money đến người dân, nhà mạng Viettel đã triển khai 80.000 điểm tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng đăng ký, sử dụng dịch vụ trên toàn quốc.

Việt Nam vẫn còn khoảng 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng và phần lớn người dùng trả tiền mặt khi mua hàng dưới 100.000 đồng.

Do đó, dịch vụ Mobile Money phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy chuyển đổi số và mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến hầu hết người dân, đặc biệt với người ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa - điều mà các dịch vụ ngân hàng truyền thống, ví điện tử chưa làm được.

Năm 2022, một nhiệm vụ được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra là xây dựng các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý, giám sát hoạt động triển khai dịch vụ Mobile Money của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục thúc đẩy các nhà mạng chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số - hạ tầng quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, Chính phủ muốn đẩy mạnh dịch vụ Mobile Money để thu hẹp khoảng cách số ở vùng sâu, vùng xa.

Do đó, các nhà mạng cần triển khai dịch vụ Mobile Money hiệu quả và an toàn nhằm tạo sự đột phá, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.

Muốn dịch vụ được sử dụng rộng rãi thì các nhà mạng phải đem lại sự tiện lợi và niềm tin cho khách hàng; phải đảm bảo chỉ thuê bao có thông tin định danh chính xác mới được cung cấp dịch vụ./.

Bảo hiểm thất nghiệp mang lại ý nghĩa thiết thực và nhân văn

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp, người lao động đã nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tính cấp thiết của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ từ Quỹ BHTN đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, góp phần hỗ trợ NLĐ đang tham gia BHTN khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách trên, toàn ngành BHXH đã tiếp cận và triển khai kịp thời với phương châm làm sao hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất và không bỏ sót bất kỳ một NLĐ được hưởng chính sách này.

Toàn ngành BHXH không quản ngày đêm, kể cả ngày nghỉ, khẩn trương rà soát, cập nhật, đối chiếu dữ liệu, lập danh sách NLĐ, DN đủ điều kiện hưởng hỗ trợ nhằm giúp DN và NLĐ sớm được thụ hưởng chính sách trên. Đồng thời, tập trung giải quyết hồ sơ trực tuyến và qua điện thoại, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc cho NLĐ và DN chu đáo, kịp thời, hiệu quả.

Với sự quyết tâm và thực hiện mục tiêu hỗ trợ DN và NLĐ kịp thời, ngành BHXH đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa nhân văn của chính sách đến NLĐ và người sử dụng lao động. Trong lúc NLĐ bị mất việc làm, giảm thu nhập do đại dịch thì gói hỗ trợ trên như chiếc “phao cứu sinh” kịp thời và đúng lúc, giúp NLĐ và DN vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Ngoài ra, từ chính sách ý nghĩa, nhân văn này, góp phần giữ chân lao động, tránh đứt gãy thị trường lao động và đảm bảo nguồn lực sản xuất cho các DN. Với công tác hỗ trợ nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn của ngành BHXH, đã nhận được sự đồng thuận cao từ các DN và NLĐ.

Không dừng lại ở đó, đứng trước tình hình dịch bệnh COVID-19, diễn biến phức tạp, BHXH còn tăng cường khuyến khích NLĐ nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. NLĐ có thể nộp hồ sơ theo các hình thức trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hay ứng dụng BHXH số (VssID); thông qua dịch vụ bưu chính; nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH các cấp.

Tuần sau Tết các ngân hàng "vay nóng’’ hơn 14.000 tỷ đồng

Kết thúc tuần làm việc đầu tiên sau Tết, NHNN đã cho các ngân hàng vay mới hơn 14.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống.

Tin ngân hàng ngày 13/2: Tuần sau Tết các ngân hàng
Tuần sau Tết các ngân hàng "vay nóng’’ hơn 14.000 tỷ đồng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trái với diễn biến nhiều năm trước là hút tiền về, NHNN trong năm nay lại có động thái bơm thanh khoản hỗ trợ cho thị trường trong tuần đầu tiên sau Tết.

Cụ thể, trong tuần làm việc từ 07-11/02/2022, NHNN đã thực hiện bơm mới hơn 14.389 tỷ đồng vào hệ thống thông qua việc mua lại các giấy tờ có giá kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 2,5%/năm.

Động thái này có phần khác biệt so với các năm 2021 và 2020. Trong 2021, NHNN không bơm thanh khoản trong tuần đầu tiên sau Tết. Năm 2020 thì tuần đầu tiên thậm chí NHNN còn hút về gần 10.000 tỷ.

Trước đó, trong tuần giao dịch cuối cùng trước Tết Nguyên Đán, NHNN đã bơm 8.800 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua kênh OMO. Với kỳ hạn 14 ngày, số tiền trên đã bị hút về khi các hợp đồng đáo hạn.

Động thái bơm thanh khoản trên của NHNN diễn ra trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng đã bật tăng mạnh trong tuần qua.

Tính đến ngày 09/02, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã chính thức vượt qua mốc 3%, giao dịch ở mức 3,32%, cao hơn kỳ hạn 2 tuần 0,81 điểm%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/H)