Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Khu công nghiệp Mỹ Trung (Nam Định) bỏ hoang cả thập kỷ

10:08 | 25/12/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Hà Nội sẽ liên thông các thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BĐS; Ninh Bình cần tập trung chỉ đạo dự án trường đại học bỏ hoang cả thập kỷ; Trong năm 2022, TP HCM mới hoàn thành được 1 trong 10 nhà ở xã hội… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tin bất động sản ngày 24/12: TP HCM sẽ cưỡng chế thu hồi khu đất tại 419 Lê Hồng Phong?Tin bất động sản ngày 24/12: TP HCM sẽ cưỡng chế thu hồi khu đất tại 419 Lê Hồng Phong?
Tin bất động sản ngày 23/12: Lâm Đồng thu hồi 8,7 triệu m2 đất để thực hiện 169 dự án đầu tưTin bất động sản ngày 23/12: Lâm Đồng thu hồi 8,7 triệu m2 đất để thực hiện 169 dự án đầu tư

Khu công nghiệp Mỹ Trung ở Nam Định bỏ hoang cả thập kỷ

Theo tìm hiểu, khu công nghiệp Mỹ Trung thuộc địa bàn huyện Mỹ Lộc và TP Nam Định có diện tích hơn 150ha, được tỉnh Nam Định giao cho Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Anh, trước đây thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nay thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, làm nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng.

Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Khu công nghiệp Mỹ Trung (Nam Định) bỏ hoang cả thập kỷ
Khu công nghiệp Mỹ Trung ở Nam Định/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Từ cuối năm 2006, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh đã triển khai dự án, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp với tổng mức đầu tư ban đầu là 274 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên thành 358 tỷ đồng.

Được biết, thời gian đầu, khu công nghiệp Mỹ Trung thu hút được hơn 10 nhà đầu tư thứ cấp vào thuê đất, xây dựng nhà máy trên diện tích hơn 26ha, trong đó có 2 doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Nhật Bản.

Tuy nhiên, sau vụ việc Tập đoàn Vinashin dính hàng loạt sai phạm, dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung (thông qua công ty con là Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) cũng bị đình trệ theo.

Từ năm 2010, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh đã dừng hẳn việc đầu tư, xây dựng khiến hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung nằm trong tình trạng dang dở.

Đến đầu năm 2012, UBND tỉnh Nam Định đã có văn bản đồng ý để công ty Hoàng Anh tìm đối tác để chuyển nhượng khu công nghiệp Mỹ Trung do công ty này gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư.

Tuy nhiên cho đến nay, do hạ tầng đầu tư khu công nghiệp Mỹ Trung vẫn đang dang dở nên chỉ có hơn 10 nhà đầu tư thứ cấp vào thuê đất, xây dựng nhà máy. Gần 100ha đất còn lại, trước đây là đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi thì hiện tại đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc và trở thành nơi chăn thả trâu bò. Đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn còn phần nhiều đất hoang, ngập nước.

Khu công nghiệp Mỹ Trung từng được kỳ vọng sẽ hình thành một khu công nghiệp hiện đại, năng động, thu hút được nhiều các dự án sản xuất công nghệ cao, tạo bứt phá về thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, trải qua hơn một thập kỷ, khu công nghiệp này vẫn nằm trong tình trạng hoang hóa, phần lớn diện tích đất bị bỏ hoang, lãng phí.

Bình Dương đề xuất nhiều khu vực không được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc phân lô, bán nền

Ngày 22/12, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương thông tin, đơn vị đã xây dựng kế hoạch bố trí những khu vực được phép và không được phép xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.

Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đề xuất các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh trừ các khu vực gồm: Khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc đô thị như Khu đô thị mới thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương; khu vực dọc bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng được quy định cụ thể tại các đồ án quy hoạch.

Cũng theo đề xuất của Sở Xây dựng Bình Dương, những nơi không được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở, phân lô bán nền, gồm: Khu vực dọc bờ sông Đồng Nai thuộc địa bàn Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên được quy định cụ thể tại các đồ án quy hoạch; khu vực tiếp giáp các tuyến cảnh quan chính của đô thị, trục đường chính kết nối vùng, khu vực xung quanh công trình điểm nhấn kiến trúc đô thị và các khu vực thuộc địa giới hành chính các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.

Đối với khu vực tiếp giáp các tuyến đường chính khu vực trở lên (chiều rộng đường từ 23m trở lên), trên cơ sở đề xuất của các huyện, thị xã, thành phố, Sở Xây dựng công bố công khai các tuyến đường, khu vực được thực hiện dự án.

Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng đề xuất, đối với các khu vực khác ngoài danh mục nêu trên do UBND tỉnh quyết định từng trường hợp cụ thể theo quy định.

Với những đề xuất trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đánh giá, việc ban hành quy định các khu vực thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền là cần thiết.

Theo ông Minh, quy định này nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền; hướng dẫn các bên có liên quan trong quản lý, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Dương cũng lưu ý các đơn vị phải thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy ý kiến thống nhất trước khi ban hành đơn giá bồi thường quyền sử dụng đất các công trình, dự án.

Hà Nội sẽ liên thông các thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BĐS

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5080 ban hành quy chế phối hợp thực hiện liên thông các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Khu công nghiệp Mỹ Trung (Nam Định) bỏ hoang cả thập kỷ
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo quyết định, các thủ tục hành chính liên thông trong quy chế, bao gồm: Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (công bố tại Quyết định số 4206 ngày 17.9.2021 của UBND Thành phố về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng Hà Nội.

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư (công bố tại Quyết định số 2602 ngày 26.7.2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng Hà Nội).

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với các dự án do UBND thành phố Hà Nội quyết định việc đầu tư (công bố tại Quyết định số 2602 ngày 26.7.2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng Hà Nội).

Về các cơ quan, đơn vị thực hiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính liên thông là Sở Xây dựng; các cơ quan phối hợp giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, gồm: Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ninh Bình cần tập trung chỉ đạo dự án trường đại học bỏ hoang cả thập kỷ

Tại Hội nghị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực hiện dự án Xây dựng Trường Đại học Hoa Lư, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Dự án Xây dựng Trường Đại học Hoa Lư là một trong 16 công trình trọng tâm được tỉnh Ninh Bình xác định cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Dự án được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến về phương án điều chỉnh dự án, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai tại Văn bản số 844 ngày 31/12/2020 và Văn bản số 316 ngày 20/5/2022. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Để giải quyết các vướng mắc trong thực hiện dự án Xây dựng Trường Đại học Hoa Lư, UBND tỉnh yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu các nội dung như đề xuất của Sở tại văn bản số 150 ngày 20/01/2022, trình UBND tỉnh ban hành quyết định theo quy định. Thời gian trước ngày 28/12/2022.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư) khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án và các thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án theo Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan đến khu đất khoảng 7,9ha từ việc rà soát cắt giảm dự án Xây dựng Trường đại học Hoa Lư, đề xuất phương án giải quyết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/12/2022.

Được biết, dự án trường đại học Hoa Lư được phê duyệt năm 2010 trên diện tích 15 ha, trị giá 420 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn thập kỷ khởi công nhưng đến nay dự án vẫn dở dang, bỏ hoang lãng phí…

Trong năm 2022, TP HCM mới hoàn thành được 1 trong 10 nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng TP HCM, tính đến ngày 21/12, TP HCM chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thành phố Thủ Đức với quy mô 260 căn.

Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Khu công nghiệp Mỹ Trung (Nam Định) bỏ hoang cả thập kỷ
TP HCM mới hoàn thành được 1 trong 10 nhà ở xã hội/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Sở Xây dựng TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022. Về công tác phát triển nhà ở xã hội, Sở Xây dựng cho biết, tính đến ngày 21/12, TP HCM chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thành phố Thủ Đức với quy mô 260 căn.

Còn lại 9 dự án nhà ở xã hội đang thi công với quy mô gần 6.491 căn gồm 4 dự án nhà ở xã hội độc lập quy mô 3.004 căn và 5 dự án sử dụng quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội quy mô 3.227 căn. Có 2 dự án nhà cho công nhân thuê đang thi công với quy mô 1.400 căn.

Đối với nhà ở thương mại, từ đầu năm đến nay Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 25 dự án nhà ở thương mại với quy mô 12.147 căn, tổng giá trị cần huy động là 252.337 tỷ đồng. Trong đó phân khúc cao cấp (giá bán trên 40 triệu đồng/m2) chiếm tới 78,3%, còn lại là phân khúc trung cấp (từ 20 - 40 triệu đồng/m2), không có phân khúc căn hộ bình dân (dưới 20 triệu đồng/m2).

Về công tác cải tạo chung cư cũ, từ đầu năm 2022 đến nay Sở Xây dựng TP HCM đã di dời được 6/16 (tương ứng 333/1.194 người dân) chung cư cấp D, đang di dời dở dang 5 chung cư (316 người dân) và chưa di dời được 5 chung cư.

Về quản lý trật tự xây dựng, năm 2022 Sở Xây dựng TP HCM thực hiện kiểm tra 65.509 lượt, phát hiện 409 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 0,73% so với cùng kỳ), ban hành 504 quyết định xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, 192 trường hợp sai phép (tỷ lệ gần 47% tổng số vụ vi phạm), 109 trường hợp không phép (tỷ lệ hơn 26%), còn lại là các trường hợp vi phạm khác.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)

vietinbank
ajinomoto