Tin bất động sản ngày 21/2: Hải Phòng tìm chủ đầu tư siêu dự án 21.000 tỉ đồng

10:15 | 21/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
"Không hợp thức hóa những dự án vi phạm" khi xây dựng nghị định về lấn biển; Lâm Đồng dự kiến tăng thêm diện tích sàn nhà ở hơn 1 triệu m2 sàn; Cần Thơ đề nghị thông tin thời gian thực hiện dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tin bất động sản ngày 20/2: Khánh Hòa thu hồi đất ven biểnTin bất động sản ngày 20/2: Khánh Hòa thu hồi đất ven biển
Tin bất động sản ngày 18/2: Phú Yên đấu giá thực hiện Dự án Khu dân cư phía Bắc đường Trần PhúTin bất động sản ngày 18/2: Phú Yên đấu giá thực hiện Dự án Khu dân cư phía Bắc đường Trần Phú

Hải Phòng tìm chủ đầu tư siêu dự án 21.000 tỉ đồng

Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng mời đăng ký thực hiện đầu tư.

Tin bất động sản ngày 21/2: Hải Phòng tìm chủ đầu tư siêu dự án 21.000 tỉ đồng
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Dự án có diện tích đất dự kiến khoảng 240,6ha, được thực hiện tại phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh và xã Đông Phương, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Trong đó diện tích đất thuộc phường Dương Kinh khoảng 107,3ha, diện tích thuộc huyện Kiến Thụy khoảng 133,3ha. Quy mô dân số dự kiến khoảng 48.000 người.

Diện tích đất dự kiến xây dựng các loại hình nhà ở 69,4ha, trong đó nhà ở chung cư cao tầng (nhà ở xã hội) khoảng 13,9ha; Nhà ở liền kề khoảng 36,6ha; Biệt thự 18,8ha. Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội dự kiến khoảng 13,9ha.

Ngoài ra, dự án còn đầu tư các công trình thương mại, dịch vụ, công cộng trên tổng diện tích đất 28,9ha, mật độ xây dựng tối đa 65%, tầng cao tối đa 4 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 70ha.

Các công trình giáo dục gồm: 1 trường THPT diện tích đất khoảng 2,59ha, tầng cao tối đa 5 tầng; 5 trường mầm non diện tích đất khoảng 3,25ha, tầng cao tối đa 3 tầng; 3 trường tiểu học diện tích đất khoảng 2,73ha, tầng cao tối đa 4 tầng; 2 trường THCS diện tích đất khoảng 2,15ha, tầng cao tối đa 4 tầng; 1 trường liên cấp diện tích đất khoảng 1,56ha, tầng cao tối đa 4 tầng.

Dự án còn được đầu tư công viên cây xanh, hồ nước cảnh quan... tổng diện tích 41,17ha; Hệ thống đường giao thông kết nối nội bộ và khu vực lân cận; các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Vốn đầu tư của dự án khoảng 23.218 tỉ đồng. Trong đó chi phí thực hiện dự án khoảng 21.609 tỉ đồng; chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 1.608 tỉ đồng.

Thời gian hoạt động của dự án khoảng 50 năm.

Được biết, hiện trạng khu dự kiến thực hiện dự án bao gồm 210,1ha đất lúa; 3,2ha đất ở; 1,1ha đất đường mương nội đồng; 26,2ha đất giao thông thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm, nghĩa trang.

'Không hợp thức hóa những dự án vi phạm' khi xây dựng nghị định về lấn biển

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai các dự án lấn biển thời gian qua để hoàn thiện dự thảo nghị định trên tinh thần đơn giản hoá thủ tục hành chính, không hợp thức hóa những dự án vi phạm.

Ngày 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành liên quan về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai ; nghị định quy định lấn biển.

Đối với nghị định quy định lấn biển , đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết đã nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành và 28 địa phương có biển để hoàn thiện hồ sơ dự thảo, nhất là thẩm quyền giao khu vực để lấn biển, đưa khu vực lấn biển vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án lấn biển…

Cho ý kiến vào nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT phải rà soát rất kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn triển khai các dự án lấn biển thời gian qua để hoàn thiện dự thảo nghị định trên tinh thần đơn giản hoá thủ tục hành chính; phân cấp gắn với các tiêu chí chặt chẽ và cơ chế kiểm soát, giám sát thực hiện; bảo đảm chặt chẽ, tương thích với các luật có liên quan, như: Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, môi trường biển…

“Nghị định không được hợp thức hóa những dự án vi phạm (sai quy hoạch, sai thẩm quyền, không đúng trình tự thủ tục và các quy định pháp luật chuyên ngành), đồng thời tạo thuận lợi nhất cho những dự án triển khai theo đúng trình tự, thủ tục”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Với dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, ông Hà lưu ý, cơ quan quản lý phải đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, người dân, để xây dựng các quy định sát, đúng thực tiễn, khả thi. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai phải bảo đảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Tại cuộc họp, các bộ, ngành đã thống nhất những nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo nghị định nhằm tháo gỡ bất cập, vướng mắc, sát với thực tiễn, phù hợp với quy định pháp luật liên quan về thu hồi, đấu giá, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử. Cùng với đó là các điều kiện, tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; xác định giá khi giao đất, cho thuê đất...

Lâm Đồng dự kiến tăng thêm diện tích sàn nhà ở hơn 1 triệu m2 sàn

Ngày 20/2, ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký Quyết định số 310/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng năm 2023.

Theo đó, trong năm 2023 tỉnh Lâm Đồng phấn đấu diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh tăng thêm khoảng 1,1 triệu m2 sàn. Trong đó, diện tích sàn nhà ở thương mại tăng thêm 260.296 m2 sàn; diện tích sàn nhà ở xã hội tăng thêm khoảng 48.187 m2 sàn;…

Dự kiến diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở trong năm 2023 khoảng 455 ha. Trong đó, nhà ở thương mại khoảng 108 ha, nhà ở xã hội khoảng 5,89 ha, nhà ở tái định cư khoảng 0,64 ha và nhà ở riêng lẻ do dân tự xây dựng khoảng 326,4 ha.

Năm 2023, Lâm Đồng cần huy động nguồn vốn khoảng 12.064 tỷ đồng để phát triển nhà ở. Trong đó, vốn phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị khoảng 3.255 tỷ đồng; vốn phát triển nhà ở xã hội khoảng 1.412 tỷ đồng;…

Trong năm 2023, tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, định giá đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án khu đô thị mới số 6, phường 11, thành phố Đà Lạt; dự án khu dân cư số 5 phường 4, thành phố Đà Lạt; dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, huyện Đức Trọng.

Tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng tại các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư sau khi có nhà đầu tư. Trong đó, có dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, quy mô gần 12.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch vừa được phê duyệt, năm 2023, tỉnh Lâm Đồng dự kiến triển khai nhiều dự án nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị.

Trong đó, thành phố Đà Lạt có 2 dự án, huyện Lâm Hà có 2 dự án; huyện Lâm Hà có dự án; huyện Đạ Tẻh có 2 dự án; huyện Đạ Huoai có 1 dự án.

Song song với đó, tỉnh cũng dự kiến triển khai 3 dự án nhà ở xã hội và 2 dự án nhà ở tái định cư.

Cần Thơ: Đề nghị thông tin thời gian thực hiện dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh

Vừa qua, người dân huyện Vĩnh Thạnh đã bày tỏ mong muốn chính quyền TP Cần Thơ thông tin để người dân biết thời gian thực hiện dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, UBND thành phố đã thông tin như sau:

Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ, với quy mô khoảng 900ha trên địa bàn xã Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh; trong đó, giai đoạn 1 có diện tích 293ha, giai đoạn 2 có diện tích khoảng 580,6ha.

Tin bất động sản ngày 21/2: Hải Phòng tìm chủ đầu tư siêu dự án 21.000 tỉ đồng
Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Ngày 17/10/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) cho các nhà đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - CTCP, Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Công ty Cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (gọi tắt là nhà đầu tư VSIP).

Nhà đầu tư VSIP đang hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000 trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định, dự kiến sẽ phê duyệt năm 2022; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhà đầu tư VSIP đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn của các ngành chức năng và cộng đồng dân cư, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường... Dự kiến sẽ triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng từ quý IV năm 2022; xây dựng cơ sở hạ tầng từ quý II năm 2023; bàn giao đất cho các nhà đầu tư thứ cấp từ quý I năm 2024. Sau khi giai đoạn 1 đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%, đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 theo quy định của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (T/h)