Thủy điện Gia Lai (GHC) chi hơn 95 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024
![]() |
Thủy điện Gia Lai (GHC) là công ty con của Công ty CP Điện Gia Lai (GEC, mã: GEG) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 với tỷ lệ 20%, tương ứng 2.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, GHC đang có gần 47,7 triệu cổ phiếu lưu hành, ước tính số tiền chi trả cho đợt cổ tức này vào khoảng hơn 95 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền được ấn định vào 1/11/2024 và thời gian thanh toán vào 22/11/2024.
Với tỷ lệ sở hữu 62,53%, Công ty CP Điện Gia Lai - công ty mẹ cũng là cổ đông lớn nhất của GHC dự kiến nhận được gần 60 tỷ đồng cổ tức từ đợt tạm ứng này. Động thái chốt quyền trả cổ tức của GHC diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp vừa khép lại quý III/2024 với kết quả kinh doanh khả quan.
Trong quý III/2024, GHC ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 48,8 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này chủ yếu nhờ vào khoản thu cổ tức từ các công ty liên kết với giá trị đạt 2,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ không ghi nhận. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý của GHC trong vòng 2 năm qua, sau khi ghi nhận lợi nhuận 57 tỷ đồng vào quý I/2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận ròng của GHC đạt 113 tỷ đồng, tăng nhẹ và hoàn thành khoảng 80% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đáng chú ý, số dư tiền nhàn rỗi của GHC đã giảm mạnh từ 24 tỷ đồng đầu năm xuống còn dưới 4 tỷ đồng vào cuối quý III. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của GHC vẫn tăng lên gần 185 tỷ đồng vào cuối kỳ.
Theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, GHC dự kiến trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 15-25%. Trước đó, vào năm 2023, GHC đã chia cổ tức ở mức 2.500 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị chi trả hơn 119 tỷ đồng. Được biết, GHC bắt đầu chia cổ tức từ năm 2010 và đều đặn duy trì mức chi trả cao từ 25-45% hàng năm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GHC đã tăng giá mạnh từ vùng 25.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 10/2023 và tiến sát mức đỉnh lịch sử 32.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 5/2024, Hiện tại, giá cổ phiếu GHC đang giao dịch ở mức 31.200 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 25/10.
GEC được thành lập năm 1989 và cổ phần hóa năm 2010. GEC đã có những bước tiến lớn trên hành trình hướng tới trở thành tổ chức tư nhân về phát triển đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình năng lượng tái tạo và cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật kinh doanh điện tại Việt Nam và khu vực. GEC đang hướng tới chuyển đổi sang danh mục đầu tư xanh với định hướng phát triển điện rác, điện gió ngoài khơi kết hợp sản xuất hydrogen. Quá trình chuyển đổi này sẽ cho phép GEC đóng góp tích cực vào mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0 vào năm 2050, phù hợp với định hướng trong Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. |
N.H
![]() |
![]() |
![]() |
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/5: Xu hướng tăng có thể kéo dài nhưng cần quan sát kháng cự kỹ thuật
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 8/5: VN Index tăng mạnh, dòng tiền tìm đến nhóm ngân hàng và chứng khoán
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/5: VN Index hướng tới 1.280 điểm, nhưng cần bám sát thông tin đàm phán thuế quan Việt - Mỹ
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 7/5: Thị trường tăng tốc, VN Index tái chiếm mốc 1.250 điểm
- REE tăng trưởng quý I ấn tượng nhờ thủy điện, kỳ vọng lớn vào điện mặt trời thả nổi
- Vingroup thêm trụ cột năng lượng xanh trong chiến lược kinh doanh để 'xanh hoàn toàn'
- Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh Nghiệp FDI Tiêu Biểu tại Việt Nam tại Giải thưởng Rồng Vàng 2025
- Lợi nhuận quý I/2025 của Gelex tăng vọt 68%, tiềm năng lớn từ mảng thiết bị điện
- PLC đặt ‘ngôi sao’ hy vọng 2025 vào mảng nhựa đường, chia cổ tức tối thiểu 12%
- Năm 2025: PJICO đặt mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững
- Sau khi bị hủy niêm yết, Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản
- Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất gì khi Mỹ áp thuế 46%?
- Doanh nghiệp nào liên quan đến sai phạm tại dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2?