Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/3: Cổ phiếu ngân hàng đưa Dow Jones tiếp tục tăng điểm

09:59 | 28/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng vào thứ Hai (27/3), khi sự hoang mang đối với lĩnh vực ngân hàng giảm bớt. Thị trường đang theo dõi tình hình ngân hàng và tác động của nó đối với chính sách tiền tệ.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/3: Dow Jones hồi phục khi lo lắng về hệ thống ngân hàng dịu điThị trường chứng khoán thế giới ngày 25/3: Dow Jones hồi phục khi lo lắng về hệ thống ngân hàng dịu đi
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 27/3: Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng điểm khi niềm tin được củng cốThị trường chứng khoán thế giới ngày 27/3: Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng điểm khi niềm tin được củng cố
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/3: Cổ phiếu ngân hàng đưa Dow Jones tiếp tục tăng điểm
Ảnh minh họa

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow tăng 194,55 điểm, tương đương 0,6% lên 32.432,08 điểm. S&P 500 tăng 6.54 điểm, hay 0,16%, lên 3.977,53 điểm, trong khi Nasdaq Composite giảm 55,12 điểm, tương đương 0,47%, xuống 11,768,84 điểm.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp tại Oanda, viết: “Đầu tuần tương đối bình lặng, các nhà đầu tư dường như nhẹ nhõm vì cuối tuần trước không xuất hiển bất ổn mới nào trong lĩnh vực ngân hàng”.

First Citizens sẽ mua lại tất cả các khoản tiền gửi, khoản vay và chi nhánh của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) với giá trị hàng trăm tỷ USD. Các cơ quan quản lý đã đồng ý chia sẻ bất kỳ khoản lỗ hoặc lợi nhuận tiềm năng nào đối với các khoản vay thương mại của SVB.

Cổ phiếu của First Citizens tăng vọt 54%. Cổ phiếu của các ngân hàng cỡ trung bình khác của Mỹ cũng đang tăng, với Ngân hàng First Republic (FRC) tăng 12%.

Đầu tháng này, SVB đã bị Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đóng cửa khi khách hàng rút tiền hàng loạt, buộc nhà bang này phải bán tài sản thua lỗ để tăng thanh khoản. Điều đó kích hoạt các động thái tương tự tại các ngân hàng khác.

Thỏa thuận này là một bước trấn an Phố Wall rằng cuộc khủng hoảng thanh khoản tại một số ngân hàng sẽ không lan rộng khắp hệ thống nhanh đến mức khiến nền kinh tế suy thoái nhanh chóng. Các thị trường hiện muốn thấy rằng các ngân hàng khác - như ngân hàng First Republic - cũng có thể có vận may tương tự.

Khi thị trường bình lặng vào lúc này, mối lo ngại dai dẳng là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở một mức độ nào đó, cuối cùng ảnh hưởng đến thu nhập của các công ty. Một số ngân hàng sẽ phải rút lại hoạt động cho vay, điều này sẽ hạn chế chi tiêu trong nền kinh tế.

Mark Haefele, Giám đốc đầu tư bộ phận quản lý tài sản toàn cầu tại UBS, viết: “Căng thẳng gần đây trong hệ thống tài chính là một mối đe dọa rõ ràng đối với nền kinh tế”.

Mặt tích cực khi vấn đề về ngân hàng xảy ra là Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ hành động ít quyết liệt hơn trong việc nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Trước đó, Fed đã nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 1/4 điểm phần trăm vào tháng 3.

Các thị trường sẽ hiểu rõ hơn về cách Fed nhìn nhận những vấn đề này vào thứ Ba khi Thống đốc Fed Michael Barr phát biểu trước Quốc hội. Lý tưởng nhất là thị trường muốn thấy rằng vấn đề ngân hàng đã được kiểm soát khá tốt nhưng Fed vẫn sẽ hành động thận trọng và sẽ không tăng lãi suất cao hơn.

Chứng khoán châu Á

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều vào thứ Hai khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá tác động của những rắc rối ngân hàng ở Mỹ và châu Âu. Deutsche Bank đã kết thúc tuần với việc chứng kiến cổ phiếu niêm yết tại Mỹ bị bán tháo, sau khi các hợp đồng hoán đổi nợ xấu của ngân hàng Đức tăng vọt, làm tăng thêm lo ngại về sự lây lan từ tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,75% xuống 19.567.69 điểm. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 0,44%, đóng cửa ở mức 3.251,4 điểm.

Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,33% lên 27.476,87.

kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đỗ Khánh