Thị trường chứng khoán thế giới ngày 16/11: Hợp đồng tương lai của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Hợp đồng tương lai gắn liền với chỉ số S&P 500 đã giảm 0,2%, trong khi hợp đồng tương lai Dow Jones mất 83 điểm, tương đương 0,2%. Hợp đồng tương lai Nasdaq 100 trượt 0,23%.
Những động thái này diễn ra sau một ngày thắng lợi ở Phố Wall khi các nhà đầu tư vui mừng với dữ liệu lạm phát mới nhất. Chỉ số Dow Jones tăng thêm hơn 160 điểm, kết thúc phiên tăng thứ tư liên tiếp với mức tăng khoảng 0,5%. S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt khoảng 0,2% và 0,1%.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 10, thước đo giá bán buôn, giảm 0,5%. Điều đó đánh dấu mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2020.
Điều đó xảy ra một ngày sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 không thay đổi so với tháng trước. Một dấu hiệu đáng khích lệ khác đối với các nhà đầu tư hy vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhìn thấy lạm phát đã hạ nhiệt để dừng việc tăng lãi suất.
Khi tháng 11 đã đi được nửa chặng đường, S&P 500 đã tăng hơn 7% trong tháng, trong khi chỉ số Dow Jones tăng gần 6%. Nasdaq đã tăng 9,8% trong giai đoạn này.
Barbara Doran, người sáng lập BD8 Capital Partners, cho biết những tiến bộ gần đây này có thể là dấu hiệu của một xu hướng dài hạn hơn. Đó là bởi vì dữ liệu lạm phát gần đây có thể ám chỉ Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất. Bà nói thêm, thị trường đang trong thời kỳ mạnh mẽ theo mùa cũng là một dấu hiệu tích cực.
Với hai báo cáo lạm phát đã được công bố, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào một loạt dữ liệu kinh tế về các chủ đề như thất nghiệp, sản xuất công nghiệp và thị trường nhà đất vào thứ Năm. Họ cũng sẽ theo dõi những nhận xét được mong đợi từ các quan chức Fed bao gồm Chủ tịch Cleveland Loretta Mester và Chủ tịch New York John Williams tại các sự kiện diễn ra trong ngày.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Hồng Kông dẫn đầu sự sụt giảm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào thứ Năm khi Xpeng khiến các cổ phiếu xe điện giảm giá, trong khi các nhà đầu tư phân tích các cuộc thảo luận cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chỉ số Hang Seng giảm 1,36% xuống 17.832,82 điểm sau khi tăng 3,92% trong phiên trước. Cổ phiếu Xpeng niêm yết tại Hồng Kông giảm 4,2% sau khi công ty xe điện Trung Quốc báo cáo khoản lỗ lớn hơn so với quý trước đó.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau hôm thứ Tư tại San Francisco trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau một năm. Cuộc đàm phán diễn ra bên lề hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và là một phần trong nỗ lực giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tăng cường liên lạc cấp cao trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn.
Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số CSI 300 giảm 0,97% xuống 3.573,36 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng đi lùi 0,28%, kết thúc phiên ở mức 33.424,41 điểm.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Đỗ Khánh
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 01/7: Thị trường tháng 7 khởi đầu thận trọng, rung lắc xuất hiện ở nhiều nhóm ngành
-
Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 1/7: Thận trọng trước rung lắc kỹ thuật
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 30/6: Midcap lên ngôi, bluechips chững lại
- Tin nhanh chứng khoán ngày 01/7: Thị trường tháng 7 khởi đầu thận trọng, rung lắc xuất hiện ở nhiều nhóm ngành
- Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 1/7: Thận trọng trước rung lắc kỹ thuật
- Tin nhanh chứng khoán ngày 30/6: Midcap lên ngôi, bluechips chững lại
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 30/6: VN Index tiếp cận vùng kháng cự mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng
- Chứng khoán tuần mới (từ 30/6 đến 4/7): Vượt đỉnh, chờ tin?
- Tin nhanh chứng khoán ngày 27/6: VN-Index lập đỉnh hơn ba năm, thanh khoản tiếp tục suy giảm
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/6: Chờ tín hiệu rõ ràng hơn từ dòng tiền
- Tin nhanh chứng khoán ngày 26/6: Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư thận trọng trước vùng kháng cự tâm lý
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/6: Tiếp tục đi ngang tích lũy