Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/8: Đà tăng hạ nhiệt

22:22 | 13/08/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Đợt tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ trong mùa hè đã bắt đầu hạ nhiệt sau khi chỉ số S&P 500 ghi nhận mức giảm khiêm tốn tuần thứ hai liên tiếp.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/8: Dow Jones tăng 300 điểm sau dữ liệu lạm phát nhẹ nhàngThị trường chứng khoán thế giới ngày 10/8: Dow Jones tăng 300 điểm sau dữ liệu lạm phát nhẹ nhàng
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/8: Cổ phiếu giảm sau khi lạm phát giá bán buôn cao hơn dự kiếnThị trường chứng khoán thế giới ngày 11/8: Cổ phiếu giảm sau khi lạm phát giá bán buôn cao hơn dự kiến
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/8: Đà tăng hạ nhiệt
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Nasdaq Composite là chỉ số hoạt động kém nhất trong ngày thứ Sáu, giảm 0,7% xuống mức thấp nhất trong một tháng. S&P 500 giảm 0,1% và Chỉ số Dow Jones tăng 0,3%.

Lạm phát đã trở thành tiêu điểm, với các dữ liệu gửi cho các nhà đầu tư những tín hiệu trái ngược nhau.

Vào thứ Sáu, chỉ số giá sản xuất (PPI) cho thấy giá của nhà cung cấp tăng sau khi nó không đổi trong tháng 6, gây ra một số lo ngại sau báo cáo CPI tháng 7 đáng khích lệ vào ngày hôm trước. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vào thứ Sáu, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 4,166%, từ mức 4,081%.

Vào cuối buổi sáng, thước đo tâm lý người tiêu dùng tháng 8 của Đại học Michigan đã giảm nhẹ so với mức cao nhất trong gần hai năm, nhưng cho thấy người Mỹ kỳ vọng lạm phát sẽ thấp hơn một chút vào năm tới. Các nhà kinh tế theo dõi kỳ vọng lạm phát chặt chẽ, tin rằng kỳ vọng cao của người tiêu dùng về giá cả có thể làm tăng thêm lạm phát.

Đối với các thị trường tin vào kịch bản "hạ cánh mềm" khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái, mọi dữ liệu lạm phát đều rất quan trọng.

Nasdaq, nơi có tỷ trọng cao các công ty tăng trưởng nhạy cảm với lãi suất, đã giảm hai tuần liên tiếp lần đầu tiên trong năm nay. Các công ty công nghệ lớn nhất đã tăng vọt trong năm nay, gây lo ngại về những gì Phố Wall coi là định giá đắt đỏ.

Nvidia, công ty có hiệu suất hàng đầu của S&P 500 trong năm nay, đã giảm 3,6% vào thứ Sáu, đánh dấu ngày giảm thứ tư liên tiếp.

Rob Anderson, một nhà phân tích tại Ned Davis Research, đã viết trong một ghi chú nghiên cứu hôm thứ Sáu: “Sau một khởi đầu vượt trội trong năm, cổ phiếu công nghệ đã mất đà”.

Trong một diễn biến khác vào thứ Sáu, cổ phiếu của UBS đã tăng 5,6%, sau khi nhà bằng đến từ Thụy Sĩ cho biết họ không còn cần khoản hỗ trợ 10 tỷ USD của chính phủ cho việc tiếp quản Credit Suisse.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm trong tuần này là bằng chứng cho thấy nhà đầu tư đã bắt đầu chán nản với thông tin về sự phục hồi yếu ớt của quốc gia này. Chỉ số Shanghai Composite giảm 3,01% trong khi chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 2,38%.

Dữ liệu lạm phát mới nhất của Trung Quốc cho thấy giá tiêu dùng và giá sản xuất lần đầu tiên giảm đồng thời kể từ tháng 11 năm 2020, phản ánh nhu cầu yếu trong toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 0,3% trong tháng 7 so với một năm trước đó và lần giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021. Chỉ số giá sản xuất giảm 4,4% so với một năm trước, kém hơn dự báo, nhưng đã chậm lại so với mức giảm 5,4% của tháng 6.

Các chỉ số này đã củng cố mối lo ngại rằng Trung Quốc đã bước vào thời kỳ giảm phát, bù đắp cho sự lạc quan về những nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy nhu cầu sau khi Hội đồng Nhà nước công bố các biện pháp mới vào tháng trước để thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tăng trong một tuần giao dịch ít phiên hơn do kỳ nghỉ lễ, với chỉ số Nikkei 225 tăng khoảng 0,9%. Dự báo thu nhập lạc quan từ một số công ty lớn của Nhật Bản đã tạo ra một bối cảnh thuận lợi, trong khi các cổ phiếu liên quan đến du lịch nhận được sự thúc đẩy từ thông tin rằng Trung Quốc sẽ chấp thuận nối lại các chuyến du lịch theo nhóm đến Nhật Bản cho công dân của họ.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh