Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/5: Các chỉ số kết thúc tuần trong sắc đỏ
![]() |
Ảnh minh họa |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones giảm 8.89 điểm, tương đương chỉ 0,027%, xuống 33.300,62 điểm. Trong khi đó, S&P 500 giảm 0,16% xuống 4.124,08 điểm và Nasdaq Composite giảm 0,35% xuống 12.284,74 điểm.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, cho rằng thị trường chứng khoán đã phải đối mặt với những yếu tố liên tục nhắc nhở họ rằng các rủi ro vẫn còn đó.
Vấn đề trần nợ công của Mỹ vẫn chưa được giải quyết, với việc Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã hoãn các cuộc đàm phán về tài chính của chính phủ cho đến tuần sau. Mối lo ngại là Kho bạc Mỹ có thể không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ của mình vào cuối tháng, điều này sẽ làm giảm giá trái phiếu Kho bạc ngắn hạn hơn nữa và có khả năng gây rắc rối cho các quỹ thị trường tiền tệ.
Tin tốt là một số người tin rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ can thiệp bằng thanh khoản để ngăn chặn thảm họa, mặc dù Fed không muốn rơi vào tình huống kêu gọi thêm tiền vào hệ thống vào thời điểm họ đang cố gắng giảm lạm phát.
Trong khi đó, tuần này chứng kiến lượng tiền gửi lớn của khách hàng rời khỏi các ngân hàng khu vực, điều sẽ gây thêm áp lực đối với hoạt động cho vay và chi tiêu trong nền kinh tế. Hoạt động cho vay vốn đã căng thẳng vì lãi suất cao hơn.
Sau tuần này, S&P 500 và Dow Jones ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp, lần lượt giảm 0,29% và 1,11%. Ngược lại, Nasdaq Composite tăng 0,4% so với cuối tuần trước.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm trong tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo dài 5 ngày khi các nhà đầu tư lo ngại về sức mạnh phục hồi của đất nước. Chỉ số Shanghai Composite tụt 1,86% xuống 3.272,36 điểm, còn chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông, Index rơi 2,11% xuống 19.627,24 điểm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 0,1% trong tháng 4 so với một năm trước đó, giảm từ mức tăng 0,7% trong tháng 3. Theo Reuters, chỉ số CPI mới nhất đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021 và không trùng với dự báo của các nhà kinh tế.
Các dấu hiệu về thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Nhật Bản trong tuần, với Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,8% lên 29.388,3 điểm. Tuy nhiên, một số lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, cũng như trần nợ của Mỹ và khả năng vỡ nợ tiềm ẩn, đã làm ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.
kinhtexaydung.petrotimes.vn
Đỗ Khánh
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Tin nhanh chứng khoán ngày 18/4: Thị trường "hụt hơi" cuối phiên, nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn duy trì sức nóng
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 18/4: Dòng tiền yếu, thận trọng vẫn cần thiết
- TPBank bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
- Tin nhanh chứng khoán ngày 17/4: Thị trường đảo chiều trong ngày đáo hạn phái sinh, VIC chịu áp lực bán ròng lịch sử
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/4: Xu hướng giảm chưa dừng lại?
- Tin nhanh chứng khoán ngày 16/4: VN Index lùi về mốc 1.210 điểm, cổ phiếu FPT giảm sàn
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/4: Thận trọng quan sát vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm
- Tin nhanh chứng khoán ngày 15/4: Thị trường điều chỉnh, cổ phiếu nhạy cảm với thuế quan bị bán mạnh
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 15/4: Nhà đầu tư cần cảnh giác rung lắc ngắn hạn
- Tin nhanh chứng khoán ngày 14/4: Thị trường giữ nhịp tăng trong dè dặt, phân hóa bắt đầu rõ nét