Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/4: Chứng khoán Mỹ giảm điểm bất chấp lạm phát dịu đi

08:42 | 13/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ mất chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp vào thứ Tư (12/4) khi nỗi lo suy thoái tăng lên sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm vào tháng Ba.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/4: Cổ phiếu theo chu kỳ dẫn dắt thị trường phục hồiThị trường chứng khoán thế giới ngày 11/4: Cổ phiếu theo chu kỳ dẫn dắt thị trường phục hồi
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 12/4: Cổ phiếu chu kỳ nối dài đà tăngThị trường chứng khoán thế giới ngày 12/4: Cổ phiếu chu kỳ nối dài đà tăng
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/4: Chứng khoán Mỹ giảm điểm bất chấp lạm phát dịu đi
Ảnh minh họa

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones giảm 38,29 điểm, tương đương 0,11%, xuống 33.646,5 điểm. S&P 500 giảm 16,99 điểm, tương đương 0,41%, xuống 4.091,95 điểm, trong khi Nasdaq Composite mất 102,54 điểm, tương đương 0,85%, xuống 11.929,34 điểm.

Bộ Lao động cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một thước đo lạm phát được theo dõi chặt chẽ, đã tăng 5% trong tháng trước. Báo cáo cho thấy lạm phát đang tiếp tục giảm từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ đạt được vào tháng 6 năm ngoái. Theo nhiều nhà đầu tư, điều đó sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hoàn thành chiến dịch tăng lãi suất trong năm.

Nhưng lạm phát cũng vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Và bản thân ngân hàng trung ương đã không loại trừ khả năng tăng lãi suất hơn nữa. Gần như tất cả 18 quan chức tham gia cuộc họp của Fed vào tháng trước đều dự đoán rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay.

Biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed cho thấy các thành viên hiện đang dự báo về một “cuộc suy thoái nhẹ” vào cuối năm nay sau cuộc khủng hoảng ngân hàng và Fed đang tiến gần hơn đến việc dừng tăng lãi suất.

Mike Loewengart, người đứng đầu bộ phận xây dựng danh mục đầu tư mô hình tại Văn phòng Đầu tư Toàn cầu Morgan Stanley, cho biết báo cáo lạm phát tiêu dùng hôm thứ Tư “giúp Fed tiếp tục tăng lãi suất trong khi cố gắng đạt được sự cân bằng mong manh”.

Những lo ngại về suy thoái kinh tế và tác động đối với người tiêu dùng đã buộc cổ phiếu tiêu dùng giảm, nhất là các cổ phiếu du lịch và giải trí cũng như bán lẻ.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 3,419% từ 3,433% hôm thứ Ba.

Chứng khoán châu Á

Các thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương hầu hết cao hơn vào thứ Tư khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ, chỉ số sẽ xác định con đường của Fed trong chu kỳ thắt chặt.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,57% lên 28.082,7 điểm khi các nhà giao dịch tiếp tục nghiên cứu chỉ số giá sản xuất và báo cáo đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm 0,86% xuống 20.309,86 điểm. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite tăng 0,41% lên 3.327,18 điểm.

kinhtexaydung.petrotimes.vn

Đỗ Khánh