Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/3: Ngân hàng SVB sụp đổ, Dow Jones "bay" hơn 300 điểm

07:18 | 12/03/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ sụt giảm ngày thứ Sáu (10/3) khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn giữa lo ngại về sức khỏe của hệ thống tài chính quốc gia và báo cáo việc làm vẫn còn khả quan.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 9/3: Dow Jones tiếp tục giảmThị trường chứng khoán thế giới ngày 9/3: Dow Jones tiếp tục giảm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/3: Dow Jones rơi 540 điểm sau khi dữ liệu lao động được công bốThị trường chứng khoán thế giới ngày 10/3: Dow Jones rơi 540 điểm sau khi dữ liệu lao động được công bố
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 11/3: Ngân hàng SVB sụp đổ, Dow Jones
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Tình trạng bán tháo diễn ra mạnh hơn khi các cơ quan quản lý đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB), đánh dấu vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ năm 2008.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 345,22 điểm, tương đương 1,07%, xuống 31.909,64 điểm. S&P 500 đóng cửa giảm 56,73 điểm, tương đương 1,45%, xuống mức 3.861,59 điểm, trong khi. Nasdaq Composite mất 199,47 điểm, tương đương 1,76%, đóng cửa ở mức 11.138,89. Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung đã trở nên tồi tệ trong những ngày gần đây, với việc chỉ số S&P 500 kết thúc tuần giảm gần 5%.

Silicon Valley Bank sụp đổ sau khi tiền gửi cạn kiệt đã làm hỏng kế hoạch huy động vốn mới của ngân hàng tập trung vào công nghệ này.

Trong khi đó, chính phủ cho biết hôm thứ Sáu rằng việc tuyển dụng của Mỹ tăng trưởng ổn định nhưng đã giảm nhẹ vào tháng 2 khi các nhà tuyển dụng tạo thêm 311.000 việc làm, nhiều hơn dự kiến của các nhà kinh tế được The Wall Street Journal khảo sát. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương thấp hơn kỳ vọng và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao lên 3,6%.

Các cổ phiếu ban đầu dao động sau khi báo cáo việc làm hôm thứ Sáu đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), sau đó bị bán tháo trên diện rộng sau tin tức về sự sụp đổ của ngân hàng SVB. Tất cả các lĩnh vực thuộc S&P 500 đều đóng cửa ở mức thấp hơn và chỉ số này có tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 9.

Tổng hợp lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và các dấu hiệu căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có thể khiến Fed thay đổi tốc độ tăng lãi suất. Các nhà đầu tư đang chờ đợi sự suy giảm trong thị trường lao động, việc sẽ cho phép Fed giảm bớt tốc độ tăng lãi suất khi tăng trưởng tiền lương là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

Mark Haefele, giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management, cho biết: “Fed hiện có bằng chứng rất rõ ràng rằng họ đang có tác động đến hệ thống tài chính và nền kinh tế - việc tăng lãi suất đang bắt đầu gây ảnh hưởng. Mặc dù điều đó không đủ để khiến họ tạm dừng, nhưng đó là điều họ sẽ cân nhắc”.

Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang điều chỉnh kỳ vọng tăng lãi suất của họ thấp hơn. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 0,314 điểm phần trăm xuống 4,586%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2008. Các công cụ phái sinh lãi suất cho thấy các nhà giao dịch hiện đang đặt cược rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay.

Ellen Hazen, chiến lược gia trưởng thị trường tại F.L.Putnam Investment Management, cho biết: “Một báo cáo việc làm căng thẳng nữa vừa được công bố có thể ủng hộ cho việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản. Nhưng ngoài ra, Fed cũng theo dõi các điều kiện tài chính và tôi nghĩ rằng với cách thị trường phản ứng với SVB ngày hôm nay, các điều kiện tài chính đã được thắt chặt. Theo nghĩa đó, điều này có thể là yếu tố bồ câu (dovish) đối với Fed”.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ trong tuần với chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở mức 28.143,97 điểm, cao hơn 0,78% so với tuần trước. Đà bán tháo tại các cổ phiếu ngân hàng xuất hiện vào thứ Sáu sau diễn biến tương tự tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên mức lãi suất siêu lỏng của mình.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm khi có dấu hiệu nhu cầu suy yếu và Bắc Kinh công bố mục tiêu tăng trưởng năm 2023 thấp hơn dự kiến. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 2,95%, mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất trong hơn hai tháng, xuống 3.230,08 điểm.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm mạnh khoảng 6%, mức giảm hàng tuần lớn nhất trong hơn 4 tháng, xuống 19.319,92 điểm, theo Reuters.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Đỗ Khánh