Thanh tra 22 điểm nóng tranh chấp chung cư Hà Nội: Yêu cầu trả ban quản trị 250 tỷ đồng
![]() |
![]() |
![]() |
Tranh chấp chung cư đang trở thành "chuyện cơm bữa". |
Theo thanh tra Bộ Xây dựng, nhiều chung cư tại thời điểm thanh tra, chủ đầu tư đang quản lý kinh phí bảo trì tại tài khoản của chủ đầu tư với lãi suất không kỳ hạn; bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư. Thậm chí, tại nhiều chung cư, giữa chủ đầu tư và ban quản trị không thống nhất được việc phân chia diện tích chung riêng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại dẫn dẫn đến không quyết toán được số liệu, chậm bàn giao kinh phí bảo trì từ 1 - 3 năm.
Trường hợp xảy ra tiếp theo là chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, chậm bàn giao hồ sơ nhà chung cư do nguyên nhân chủ đầu tư thay đổi công năng các phần sở hữu chung.
Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, tại thời điểm thanh tra tháng 12/2020, tại các chung cư như Hinode City thuộc Dự án Khu văn phòng tại số 201 đường Minh Khai; Cụm chung cư Văn phòng Quốc hội; toà nhà F, G, H, K, L thuộc tổ hợp chung cư cao tầng khu hỗn hợp nhà ở HH02 (KĐT Dương Nội, Hà Đông) chủ đầu tư và một số chủ sở hữu đã ngăn chia không gian kỹ thuật, sảnh, hành lang, sân thượng phần sở hữu chung thành một số phòng cho ban quản lý dự án, đơn vị quản lý vận hành tạm sử dụng hoặc kinh doanh không đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Kết quả sau thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các chủ đầu tư và chủ sở hữu đã nghiêm túc chấp hành khôi phục lại tình trạng ban đầu hơn 1.000m2 bị lấn chiếm trả lại không gian chung cho cư dân. Đồng thời, Thanh tra Bộ cũng yêu cầu chủ đầu tư chuyển trả cho ban quản trị nhà chung cư 250 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính đối với 7 chủ đầu tư số tiền 820 triệu đồng.
Trên thực tế, việc chậm bàn giao quỹ bảo trì, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích phần sở hữu chung riêng tại các chung cư đã và đang trở thành chuyện "cơm bữa" ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Dù đã có một số giải pháp nhưng vẫn chưa thực sự triệt để giải quyết.
![]() |
Quỹ bảo trì, diện tích chung riêng... đang trở thành những nguyên nhân gây tranh chấp chung cư. |
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA), hiện cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư, trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TP.HCM. Tại Hà Nội, trong số 845 (cụm, tòa) chung cư thương mại thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện phức tạp. Còn tại TP.HCM, trong số 935 chung cư cao tầng cũng có tới 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau.
Năm 2020, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì tại hàng loạt dự án chung cư ở Hà Nội và TP.HCM. Tiếp theo sau đó, ngày 19/5/2020, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Quyết định số 407 thành lập đoàn thanh tra công tác quản lý nhà nước về việc quản lý sử dụng nhà chung cư.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw việc rà soát lại các tranh chấp ở nhiều chung cư là điều cần thiết. Tuy nhiên, có thể cư dân vẫn không kỳ vọng quá nhiều vào kết quả của các cuộc thanh tra, bởi chưa kể số lượng dự án thanh tra có thể rất lớn và thực tế chưa thấy nhiều chủ đầu tư bị xử phạt “nặng” vì vi phạm cam kết với khách hàng.
Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần rà soát lại quy định của pháp luật có liên quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp và hướng dẫn các cơ quan liên quan giải quyết các vụ khiếu kiện liên quan đến tranh chấp chung cư.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Enternews.vn
-
Hà Nội tăng cường hậu kiểm mỹ phẩm, siết chặt quản lý các cơ sở tự công bố
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/5: Vi phạm kinh doanh bất động sản, một công ty bị phạt 500 triệu đồng
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai, xây dựng
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 6/5: Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội gần 3.500 tỷ đồng
- Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
- Hà Nội tăng cường hậu kiểm mỹ phẩm, siết chặt quản lý các cơ sở tự công bố
- ADB nâng tổng hỗ trợ an ninh lương thực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên 40 tỷ USD đến năm 2030
- Một số chỉ đạo quan trọng của Chính phủ về đầu tư, doanh nghiệp trong tháng 4/2025
- T&T Group khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long
- T&T Group sẽ ra mắt thị trường sản phẩm pin lưu trữ năng lượng vào năm 2026
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- Đại lễ Vesak LHQ 2025: Quy tụ 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ
- Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
- Sự thật "dở khóc dở cười" về mức lương "trong mơ" của nhân viên bảo hiểm