Tăng trưởng tín dụng năm 2023 tại các nhà băng biến động ra sao?

08:37 | 24/04/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tương đối thận trọng so với kết quả đạt được năm 2022 trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp trong quý I/2023 trong khi thanh khoản hệ thống ngân hàng tương đối dồi dào.
Còn khoảng 200.000 tỷ room tín dụng chưa được phân bổCòn khoảng 200.000 tỷ room tín dụng chưa được phân bổ
Ngân hàng nào tạo bộ đệm hiệu quả cho tăng trưởng tín dụng 2023?Ngân hàng nào tạo bộ đệm hiệu quả cho tăng trưởng tín dụng 2023?

Năm 2023, mục tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra là 14 - 15% - tương đương mức tăng năm ngoái (14,5%). Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng tín dụng quý 1/2023 chỉ đạt 1,61%, rất thấp so với mục tiêu đề ra của NHNN trong năm 2023, và chưa bằng một nửa mức tăng cùng kỳ 2022.

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp trong quý 1/2023 trong khi thanh khoản hệ thống ngân hàng tương đối dồi dào đã khiến các nhà băng đều đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 thận trọng so với kết quả đạt được trong năm 2022.

Điển hình tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - Mã CK: MBB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Trong đó, MB lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 26.100 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.

Kế hoạch này dựa trên mục tiêu tổng tài sản tăng 14% lên 830.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% lên 583.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 cho thấy, tính đến 31/12/2022, dư nợ cho vay khách hàng tại ngân hàng MB đạt 26,4%.

Hay tại "ông lớn" Vietcombank, năm 2022, dư nợ tín dụng đạt 19%. Đến năm 2023, nhà băng này cho biết sẽ đặt mục tiêu trọng tâm là kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo trần tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngân hàng đặt ra định hướng một số chỉ tiêu chính dự kiến cho giai đoạn 2023 - 2028 như sau: Tăng trưởng tín dụng dự kiến từ 12 - 14%/năm; tăng trưởng tổng tài sản đạt 9 - 10%/năm; tăng trưởng huy động vốn từ 10 - 11%/năm.

Tại Techcombank dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt hơn 511.200 tỷ đồng, tăng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Được biết, năm 2022 nhà băng này đạt 21% dư nợ cho vay.

Năm nay, Ngân hàng ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 9,7% và sẽ điều chỉnh tương ứng khi NHNN cấp bổ sung. Năm 2022, dư nợ cho vay tại ACB đạt gần 15%.

Tăng trưởng tín dụng năm 2023 tại các nhà băng biến động ra sao?

Trong khi nhiều ngân hàng thận trọng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 thì VPBank, VIB và HDBank đặt mức tăng trưởng tín dụng tương đối cao so với mặt bằng chung.

Cụ thể, năm 2022, VPBank ghi nhận tín dụng tăng trưởng đạt gần 31% tại ngân hàng mẹ, với động lực tăng trưởng tới từ hai khối chiến lược bán lẻ cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Sang năm 2023, VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 33%.

Tại VIB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 25%. Trong năm 2022, dư nợ cho vay tại VIB đạt gần 15%.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm nay, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch VIB cho rằng ngân hàng này có thể hoàn thành kế hoạch nhờ lợi thế so sánh của VIB với các ngân hàng trong nước.

Ông Vỹ tiết lộ các cơ quan chức năng đánh giá cao chất lượng tín dụng của VIB, do đó 2017 - 2021, VIB luôn được NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 25 - 35% nhờ các chỉ số hoạt động tốt, an toàn. Người đứng đầu VIB kỳ vọng ngân hàng sẽ quay lại hạn mức tín dụng cao như các năm trước.

Tương tự, HDBank đặt mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2023 tương đối cao so với mặt bằng chung là 24%. Trong khi năm 2022 đạt gần 15%.

HDBank có dư địa đạt mức tăng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng quy mô nhờ tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, CAR đạt 13,4% vào cuối năm 2022 - số liệu từ VnDirect.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Hà Phương - Huy Tùng