Rạng Đông Holding phải bồi thường gần 180 tỷ đồng cho công ty Nhật Bản
![]() |
![]() |
Theo thông tin được Rạng Đông Holding tiết lộ, công ty này phải bồi thường Sojitz Planet Corporation hơn 156,9 tỷ đồng (tương đương 90% giá mua cổ phần), cộng với lãi suất 10% mỗi năm từ ngày 1/4/2020 đến ngày thanh toán.
Ngoài ra, công ty còn phải chịu các khoản phí cho Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC), với tổng số hơn 6,6 tỷ đồng, cùng với các chi phí pháp lý và các chi phí hợp lý khác, bao gồm khoản gần 14,3 tỷ đồng và hơn 132 triệu đồng cho công ty Nhật Bản. Tổng cộng, các khoản phí này đạt hơn 21 tỷ đồng và có lãi suất hàng năm là 5,33%.
Tổng cộng, Rạng Đông Holding phải trả khoảng 178 tỷ đồng, chưa tính lãi suất. Điều này là kết quả của quyết định pháp lý sau khi Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP HCM công nhận và thi hành quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) về tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần giữa hai công ty.
![]() |
Rạng Đông Holding phải bồi thường 178 tỷ đồng cho công ty Nhật Bản/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo báo cáo tài chính nửa đầu năm của RDP cho đến ngày 30/06/2023, công ty ghi nhận phải trả cho bên bán hơn 157 tỷ đồng dưới hình thức nợ dài hạn, liên quan đến hợp đồng mua bán cổ phần tại Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông Long An.
Trước đó vào năm 2017, Công ty Sojitz Planet và Rạng Đông Holding đã ký kết hợp đồng mua bán cổ phần. Sojitz mua 5 triệu cổ phần thông thường, đã được phát hành và thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần tại Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông Long An với giá hơn 174 tỷ đồng.
Sau khi chuyển nhượng cổ phần như trên, Sojitz cho rằng Rạng Đông Holding đã vi phạm một số nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện các điều kiện sau chuyển nhượng cụ thể được quy định trong hợp đồng mua bán cổ phần. Do đó, công ty Nhật Bản này đã thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Rạng Đông hoàn trả ngay lập tức 90% giá mua cổ phần đã thanh toán, tương đương gần 157 tỷ đồng.
Vì Rạng Đông không thực hiện hoàn trả, Sojitz đã khởi kiện tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
Vào tháng 7/2022, hội đồng trọng tài thuộc SIAC đã ra phán quyết, thuận lợi cho bên kiện. Bị đơn đã được yêu cầu trả cho Sojitz số tiền gần 157 tỷ đồng như một khoản bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, Rạng Đông Holding còn phải trả cho Sojitz khoản tiền lãi 10%/năm đối với số tiền trên, tính từ ngày 1/4/2020 cho đến ngày thanh toán. Ngoài ra, công ty Rạng Đông Holding còn phải thanh toán các loại phí và lệ phí của hội đồng trọng tài cũng như phí hành chính và lệ phí của SIAC với số tiền 371.563 SGD (hơn 6 tỷ đồng).
Công ty Sojitz đã gửi văn bản yêu cầu Rạng Đông thanh toán theo quyết định của trọng tài, nhưng Rạng Đông vẫn chưa thực hiện.
Tuy nhiên, sau đó Rạng Đông Holding đã khiếu nại, cho rằng quyết định trọng tài nêu trên vi phạm nguyên tắc tự do, cam kết tự nguyện và thỏa thuận.
Rạng Đông Holding cũng lý luận rằng bằng chứng do bên kiện cung cấp là không hợp pháp và hợp đồng mua bán cổ phần của Sojitz chứa các điều khoản ép buộc không hợp lý. Với một loạt lý do, Rạng Đông Holding phản đối toàn bộ nội dung của quyết định trọng tài và việc thi hành quyết định của hội đồng trọng tài.
Vào tháng 1/2023, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã quyết định không công nhận quyết định trọng tài của SIAC.
Tuy nhiên, sau đó Sojitz đã tiếp tục kháng cáo toàn bộ quyết định tại tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh.
Sau khi xem xét lại tài liệu và dựa trên kết quả tranh chấp, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã quyết định chấp nhận kháng cáo của Sojitz, công nhận và cho phép thi hành quyết định trọng tài quốc tế nêu trên tại Việt Nam.
Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản Công ty vào mức 2.379 tỷ. Tiền và tương đương tiền của RDP còn khoảng 28 tỷ đồng, giảm 50% so với đầu kỳ. Vốn chủ sở hữu còn hơn 668 tỷ đồng, nợ vay lên đến 1.274 tỷ đồng, tức gần gấp đôi.
Do lỗ luỹ kế, cổ phiếu RDP bị HOSE đưa vào diện cảnh báo.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 28/9, cổ phiếu RDP của Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding giảm về mức 8.830 đồng.
Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding, tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp Cao su Viễn Đông được thành lập trong những năm đầu của thập niên 60 thế kỉ XX. Công ty được cổ phần hóa năm 2005. Công ty là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa, đặc biệt là PVC và tấm lợp tại Việt Nam. Công ty chiếm khoảng 65% thị phần cho sản phẩm tấm lợp PVC, 55% thị phần cho sản phẩm màng mỏng PVC. Hiện công ty này do ông Hồ Đức Lam làm chủ tịch. |
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng (t/h)
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/2: Tiếp tục phân hóa, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành ngách
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 20/12: Sắc xanh trở lại, thanh khoản giảm mạnh
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 16/11: Hà Nội rà soát các dự án “đắp chiếu” để chống lãng phí
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/11: Bán mạnh trên diện rộng, VN Index giảm sâu
- Ông ăn chả thì bà cũng đừng ăn nem!
- Hà Nội phân luồng giao thông trong hai ngày 14-15/4 để đón khách quốc tế
- Chủ đầu tư đối thoại giải quyết các vướng mắc tại chung cư Dicovery 302 Cầu Giấy
- Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố
- Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
- Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Xem xét loại bỏ các nội dung bất hợp lý về thuế quan
- Doanh nghiệp nào liên quan đến sai phạm tại dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2?
- Chính phủ sẽ chủ động thích ứng với các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ
- Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
- Thêm ứng dụng đổi giấy phép lái xe trực tuyến