Phương án khả thi để xây dựng đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch?

17:47 | 01/03/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Việt Nam và Nhật Bản đang đàm phán phương án xây đường hầm cao tốc kết hợp hầm ngầm chống ngập chạy dọc bên dưới tuyến sông Tô Lịch.
Bắc Giang: Duyệt Quy hoạch Khu đô thị số 6Bắc Giang: Duyệt Quy hoạch Khu đô thị số 6
TP.HCM duyệt quy hoạch Khu đô thị du lịch lấn biển Cần GiờTP.HCM duyệt quy hoạch Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Mới đây, Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (đơn vị từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch - Hà Nội bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản và khử mùi bãi rác Nam Sơn) cùng Tổng thầu Nhật Bản vừa đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc chạy dọc sông Tô Lịch.

Phương án khả thi để xây dựng đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch?
Mô hình mặt cắt ngang hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô dọc Công viên Tô Lịch (Hà Nội).

Theo đó, Công ty JVE đề xuất về dự định xây dựng một hệ thống cao tốc ngầm được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản với 2 tầng độc lập dành cho 2 chiều xe chạy. Tầng trên bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Vành đai 3 - Võ Chí Công - sân bay Nội Bài. Tầng dưới bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Võ Chí Công - đường Vành Đai 3 - Linh Đàm. Mỗi tầng được thiết kế với 3 làn xe, trong đó 2 làn di chuyển chính với tốc độ tối đa cho phép là 80km/h và 60km/h và 1 làn dừng xe khẩn cấp.

Chia sẻ với DĐDN, TS. Trương Văn Đàn, người có những nghiên cứu tiên phong trong công nghệ xử lý môi trường đã được Nhật Bản và nhiều nước cấp bằng sáng chế cho rằng cần phải trả lời một số câu hỏi trước khi cân nhắc về phương án trên như: Tuyến cao tốc này sẽ giúp cho vấn đề giao thông như thế nào? khớp nối với hệ giao thông mặt đất ra sao, liệu nó có phá quy hoạch đô thị hiện có hay không?

Với tình trạng của sông Tô Lịch hiện nay, theo ông Đàn khi ưu tiên hàng đầu nên là việc giải quyết ô nhiễm thì việc kè hai bờ, dùng cơ giới nạo vét cho sâu xuống và đưa nước sông Hồng vào nhằm hòa loãng và tạo thủy lưu được xem nên là phương án ưu tiên.

Đồng quan điểm, PGS-TS Bùi Thị An - Nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng nhận định đối với sông Tô Lịch hiện nay vấn đề quan trọng nhất là xử lý môi trường nguồn nước và môi trường của Thủ đô.

Dẫn chứng về dự án tương tự tại Nhật Bản là siêu công trình Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị (Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel hay G-Cans), TS. Trương Văn Đàn cho rằng mặc dù đến nay nó được mệnh danh là công trình thoát nước vĩ đại và đắt nhất nhì thế giới (2,6 tỉ USD-PV) nhưng những lợi ích mà hệ thống thoát nước khổng lồ này mang lại vẫn còn là một vấn đề tranh luận của nhiều người.

Xây đường hầm cao tốc dưới sông Tô Lịch: Thiếu thực tế
Siêu công trình hầm, giếng thoát nước tại Nhật Bản có chi phí lên tới 2,6 tỷ USD trong khi hiệu quả mà nó đem lại vẫn đang là chủ đề tranh cãi của giới học giả tại đây

Cũng liên quan đến việc công ty JVE đề xuất lập quy hoạch hệ thống hầm ngầm chạy dọc sông Tô Lịch, chia sẻ với báo chí, Ths-KS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4 (Bộ Xây dựng) cũng lưu ý: muốn thực hiện phải điều chỉnh quy hoạch chung và phải được Hội đồng Nhân dân thông qua từ quy hoạch chi tiết đến quy hoạch tổng thể chung. Cùng đó là chi phí và lợi ích trước khi thực hiện dự án thì các đường xung quanh sẽ thay đổi như thế nào, kết nối ra sao và sẽ giảm tải phương tiện giao thông trên mặt đất.

Nhìn chung, theo các chuyên gia thì ý tưởng mà Công ty JVE đưa ra là rất táo bạo, cần được xem xét một cách khách quan trên cơ sở cân nhắc các yếu tố chi phí, công nghệ và hiệu quả.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

enternews.vn

vietinbank
ajinomoto