Phát triển nhà ở xã hội ở TP HCM còn nhiều vướng mắc, khó khăn

06:20 | 08/06/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ trên địa bàn TP, ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500… các dự án nhà ở xã hội phải thực hiện thêm các thủ tục như: Thẩm định giá bán nhà ở xã hội, xác nhận đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội…
TP HCM kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự ánTP HCM kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án
Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mạiNếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại

Sở Xây dựng TP cho biết, giai đoạn từ 2006 đến tháng 3/2022 TP đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 32 dự án nhà ở xã hội với quy mô 19.100 căn hộ. Đối với các dự án đang triển khai, thi công, chuẩn bị khởi công, hiện nay, trên địa bàn TP có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với diện tích đất 17,54 ha, 517.689,7 m2 sàn xây dựng, quy mô 6.383 căn hộ (trong đó có 5 dự án chuyến tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020; 4 dự án động thổ, khởi công trong năm 2022).

Phát triển nhà ở xã hội ở TP HCM còn nhiều vướng mắc, khó khăn
Phát triển nhà ở xã hội ở TP HCM còn nhiều vướng mắc, khó khăn/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Cùng với đó, trên địa bàn TP đang triển khai 2 dự án nhà lưu trú công nhân, với diện tích đất 2,60 ha, 120.624 m2 sàn xây dựng, quy mô 1.400 phòng.

Hiện nay còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ trên địa bàn TP. Cụ thể, các bước thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp, ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội phải thực hiện thêm các thủ tục như: Thẩm định giá bán nhà ở xã hội, xác nhận đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội, kiểm toán chi phí để xác định lợi nhuận định mức...

Bên cạnh đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.

Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10 ha, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội, nhưng chủ đầu tư dự án chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nên chưa triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Theo quy định, nguồn tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền, được sử dụng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tiền này để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước để cho thuê trong giai đoạn vừa qua còn hạn chế.

Ngoài ra, nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các chủ đầu tư vay thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội, cho các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội vay mua nhà là chưa ổn định.

Sở Xây dựng TP HCM cũng cho biết thêm, cơ chế ưu đãi chủ đầu tư nhà ở xã hội chưa hấp dẫn, nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia. Có tình trạng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa thực sự chủ động về nguồn vốn, nên tiến độ thi công kéo dài.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)