Nếu không khống chế, giá bán nhà ở xã hội sẽ thành nhà ở thương mại
Bộ Xây dựng: Triển khai 294 dự án với 300.000 căn nhà ở xã hội |
"Ma trận" thủ tục cho nhà ở xã hội |
Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, có 2 loại nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước đầu tư và nhà ở từ nguồn vốn xã hội hóa, tức do doanh nghiệp đầu tư. Theo Bộ trưởng, nếu nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư thì dự thảo cần quy định rõ UBND tỉnh có thẩm quyền giao chủ đầu tư thực hiện và “là người quy định giá bán và giá thuê”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Nhưng với nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư, dự thảo Luật sửa đổi chưa quy định ai quyết định giá bán. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa thì mới bán và cho thuê đúng đối tượng, nếu không sẽ rơi vào “kênh” nhà ở thương mại.
“Nhà nước phải quyết giá với nhà ở xã hội. Dự án do Nhà nước đầu tư thì bán đúng giá, còn doanh nghiệp đầu tư thì phải quy định giá tối đa. Khi có giá tối đa thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn, có lời hơn”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, phí bảo trì và quản lý nhà ở xã hội phải giao cho UBND tỉnh ban hành, nếu không thì mỗi khu chung cư lại đặt ra một mức phí. Nhà ở xã hội trước đây quy định không quá 5 tầng nên chỉ đi cầu thang bộ, nhưng giờ phải đi thang máy và các hạ tầng hiện đại hơn, đòi hỏi bộ máy quản lý phải chuyên nghiệp.
"Muốn chuyên nghiệp thì phải có kinh phí bảo trì. Mà kinh phí bảo trì do người lao động, những đối tượng sử dụng nhà ở xã hội trả. Đây là những đối tượng nghèo, yếu thế, cho nên phải duyệt giá, phí, chứ không thể để chủ đầu tư tự nâng lên thế nào cũng được", ông Phớc nói.
Theo dự thảo luật: “Căn cứ vào nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp việc dành một tỷ lệ nhất định nguồn tiền thu được từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để thực hiện công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, dự án nhà lưu trú công nhân trên phạm vi địa bàn”.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Luật Ngân sách nhà nước quy định, các khoản thu ngân sách không quy định nhiệm vụ chi. Tức thu vào để hòa chung vào ngân sách chứ không quy định nhiệm vụ chi những việc cụ thể. "Nếu quy định như dự thảo sẽ rất khó khăn", Bộ trưởng Hồ Đức nhận xét.
Do đó, ông Phớc đề nghị thiết kế lại theo hướng: Nhà nước có trách nhiệm đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao đất sạch; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nhà ở xã hội.
“Chúng ta làm hạ tầng, có đất sạch thì chỉ định để chủ đầu tư làm nhà ở xã hội theo đúng quy hoạch được phê duyệt”, ông Phớc cho biết thêm.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Huy Tùng
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 14/10: Cổ phiếu VHM giữ chỉ số
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/10: 34 địa phương công bố dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay vốn
-
Điểm tin ngân hàng ngày 14/10: Đề xuất lãi suất vay 5%/năm cho người mua nhà, thời hạn 20 năm
-
Điểm tin ngân hàng tuần qua: NHNN tiếp tục hút ròng hơn 10 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở
- Nhiều vi phạm trong chuyển đổi sử dụng đất tại TP HCM
- Hàng loạt khu đất vi phạm chuyển đổi mục đích sử dụng tại Hà Nội
- Thời gian tới, 3 loại căn hộ này sẽ là “gà đẻ trứng vàng”
- Becamex IDC phát hành thành công lô trái phiếu 320 tỷ đồng
- Hanoi Gift Show 2024: Thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội vươn xa
- [Chùm ảnh] Hà Nội rộn ràng trong những ngày thu lịch sử
- Nam Long tiếp tục có động thái liên quan đến dự án trọng điểm Waterpoint
- Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) 4 lần liên tiếp đạt giải Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á
- Kinh nghiệm phòng chống lũ ống, lũ quét