Phấn đấu xây dựng Móng Cái trở thành “Thành phố du lịch xanh, thông minh, thân thiện và an toàn”
![]() |
![]() |
![]() |
Toàn bộ khu vực Hải Đăng trên đảo Vĩnh Thực, TP. Móng Cái. (Ảnh minh họa: mongcai.gov.vn) |
Đề án được xây dựng với mục tiêu xây dựng Móng Cái trở thành “Thành phố du lịch xanh, thông minh, thân thiện và an toàn”, một trong những trung tâm du lịch hiện đại của tỉnh; Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, làm tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó, trọng tâm là phát triển du lịch biên giới, du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hóa, lịch sử, trải nghiệm, cộng đồng, du lịch MICE...; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực, thương hiệu mạnh, đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại, phát triển du lịch; thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Cụ thể, đến năm 2025 phấn đấu: Tổng lượt khách đến Móng Cái đạt 4 triệu lượt/năm (trong đó khách tham quan, lưu trú đạt 1 triệu lượt/năm); thu ngân sách từ dịch vụ du lịch chiếm 15-20% thu nội địa; lao động trực tiếp trên 4.000 người.
Đến năm 2030 phấn đấu: Tổng lượt khách đến Móng Cái đạt trên 6 triệu lượt/năm (trong đó khách tham quan, lưu trú đạt trên 2 triệu lượt/năm); thu ngân sách từ dịch vụ du lịch chiếm 25-30% thu nội địa; lao động trực tiếp 6.000 người.
Về nguồn nhân lực, du lịch Móng Cái tận dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, phấn đấu trên 90% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng nghề, trình độ ngoại ngữ, kiến thức về du lịch.
Tăng cường nhận dạng thương hiệu du lịch của thành phố Móng Cái, nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các sản phẩm vật thể và phi vật thể. Đảm bảo các điểm du lịch thành phố Móng Cái đạt tiêu chuẩn sạch, đẹp, văn minh, bảo tồn nguyên sơ các bãi tắm, rừng, núi... để thu hút khách du lịch khám phá, trải nghiệm.
Móng Cái sẽ tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, sản phẩm du lịch biên mậu... Phát triển có trọng tâm, trọng điểm; hình thành rõ nét các loại hình du lịch bằng các dòng sản phẩm mạnh, các trọng điểm du lịch; tập trung phát triển du lịch đặc trưng mang thương hiệu của thành phố và hệ thống dịch vụ du lịch bổ trợ. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù; ra mắt các sản phẩm du lịch thông minh.
Đề án cũng đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: Nhóm giải pháp đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; Nhóm giải pháp kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch; Nhóm giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù; Nhóm giải pháp thu hút, phát triển thị trường du lịch; Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nền tảng thành phố du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số hoạt động du lịch; Nhóm giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư, đề xuất cơ chế chính sách; nâng cao hiệu quả công tác liên kết, phối hợp và quản lý nhà nước về du lịch; Nhóm giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch; Nhóm giải pháp đảm bảo môi trường, cảnh quan, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trung tâm Thông tin du lịch
- Mô hình nhà máy điện mặt trời nổi: Bước đột phá xanh cho nuôi trồng thủy sản
- VSOE 2024: Cơ hội kết nối với những chuyên gia hàng đầu về công trình ngoài khơi
- Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
- Bất chấp hạn hán, lợi nhuận của kênh đào Panama tăng mạnh
- Gia đình 3 người trôi dạt trên bè cá được cứu sống
- Nam Định- Thái Bình: Khẩn trương, gấp rút phòng chống siêu bão
- Nhà nông Nam Định: run rẩy đối mặt cơn bão lớn
- [Infographic] Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
- Cảng biển TP Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt
- Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng